Vũ khí nguy hiểm nhất không phải là hạt nhân. | Kurzgesagt

🎁Amazon Prime 📖Kindle Unlimited 🎧Audible Plus 🎵Amazon Music Unlimited 🌿iHerb 💰Binance

Video

Bản trích

Một cuộc cách mạng ngoạn mục đang diễn ra - công nghệ sinh học đang ngày một phát triển

với tốc độ đáng kinh ngac, cho chúng ta những công cụ để kiểm soát sinh học.

ở một mặt chữa được những căn bệnh nguy hiểm nhất trong khi đồng thời tạo ra những chủng vi-rút mới nguy hiểm

hơn cả bom nguyên tử, đủ khả năng huỷ diệt nhân loại.

Chuyện gì đang diễn ra vậy?

Công nghệ sinh học đang ngày một phủ sóng khắp nơi.

Bông trong quần áo bạn mặc, rau bạn ăn, và cả chú chó nhà bạn.

Con người điều khiển sinh vật sống.

Chúng ta dùng vi khuẩn để tạo insulin, kết nối bộ phận cơ thể giả trực tiếp với não và làm ra

emzyme công nghiệp để sản xuất giấy.

Liệu pháp gen tạo ra giải pháp cho những căn bệnh trước đây vô phương cứu chữa, cùng lúc ta nghiên cứu những giống cây trồng

chống chọi được với biến đổi khí hậu.

Năng lực sinh học của chúng ta đã phát triển nhanh đến mức chỉ trong vài tuần đầu sau

ca nhiễm Covid-19 đầu tiên, virus Corona đầu tiên đã được phân giải và nghiên cứu trong môi trường thí nghiệm.

Các nhà khoa học đã tạo ra bản sao nguyên liệu di truyền của nó để chế vắc-xin sẵn sàng

thử nghiệm vài tháng sau khi đại dịch bắt đầu.

Điều mà, một thập kỷ trước, là không tưởng tượng nổi.

Những bước tiến đột ngột như vậy bắt nguồn từ đâu?

Chà, khá là phức tạp đấy.

Nhưng về bản chất thì: những thứ đắt đỏ đã rẻ hơn, và kiến thức để làm

những điều ấn tượng được tự do lan truyền.

Dự án Bản đồ gen người được khởi động vào năm 1990 là nỗ lực quy mô lớn đầu tiên để đọc

toàn bộ ADN của con người. Sau 13 năm và 3 tỉ đô, dự án đã hoàn tất.

Ở thời điểm đó, chi phí giải mã bộ gen người đã giảm xuống còn 100 triệu đô la Mỹ.

Ngày nay con số ấy chỉ là 1000 đô, rẻ gấp 100,000 lần.

Sao có thể như vậy được?

Chuyển hoá ADN thành dữ liệu máy tính và nghiên cứu là quy trình tẻ nhạt,

tiêu tốn các chuyên gia 3 năm làm thủ công.

Giờ thì quy trình chỉ cần 2 tuần và hầu hết là được tự động hoá.

Công nghệ sinh học đã từ việc bị giới hạn chỉ dành cho những phòng thí nghiệm tốt nhất, đầu tư nhất với

những chuyên gia hàng đầu thế giới, tới việc trở nên hợp lí về giá thành để hàng trăm hay hàng nghìn người

thực hiện trên quy mô phổ thông.

Một điều nữa đẩy nhanh tiến độ phát triển là thông tin về mảng ngành được chia sẻ

rộng rãi và tự do.

Những khám phá mới nhất giờ chỉ mất khoảng một năm để các phòng thí nghiệm trên khắp thế giới sao chép,

vài năm với những ai có kiến thức sẵn để thực hiện, và khoảng hơn một thập kỷ một chút

để học sinh cao trung có thể thí nghiệm với chúng trong môi trường sư phạm.

Hãy tưởng tượng khi tiệm sửa máy tính trong khu bạn sống có thể lắp ráp một chiếc Iphone 11 mới nguyên chỉ với

những linh kiện quanh đó, và các em thiếu niên được yêu cầu làm bài tập là lắp một chiếc Iphone 5

Không phải loại xập xệ nhà làm đâu, hàng thật ấy.

Đó là những gì đang diễn ra ngay lúc này trong ngành công nghệ sinh học - một cuộc cách mạng thực sự.

Chúng ta đang bổ sung kiến thức nhanh chưa từng thấy, mọi thứ đang ngày càng rẻ và được thực hiện nhanh chóng hơn.

Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta có thể kì vọng vào những điều tuyệt với hơn nữa đối với nhân loại.

Những liệu pháp cứu mạng, những loại cây trồng thần kì, và giải pháp cho những vấn đề ta hiện còn chưa nghĩ tới.

Không may là sự phát triển có tính hai chiều.

Những điều có thể sử dụng với ý định tốt đẹp, cũng có thể được lợi dụng cho những điều xấu, dù là vô tình hay cố ý.

Với nhũng lợi ích công nghệ sinh học đem lại cho chúng ta, trong tương lai gần nó cũng có thể giết chết

hàng triệu, tệ nhất có thể lên đến hàng trăm triệu người.

Tồi tệ hơn bất cứ quả bom nguyên tử nào.

Thế giới vừa mới chứng kiến virus Corona mới lây lan nhanh ra sao.

Chúng ta vẫn không chắc rằng liệu nó xuất phát từ tự nhiên hay là bị vô ý tuồn ra ngoài

từ một phòng thí nghiệm virus Corona, đó vẫn là chủ đề được khoa học thảo luận .

Sau cùng, ít nhất 7 triệu người bỏ mạng.

Và đó chỉ là một con virus tương đối lành tính không gây bệnh nghiêm trọng cho phần lớn người bị nhiễm.

Nhưng trong tương lai có thể sẽ khác.

Bất kể đại dịch vừa rồi đến từ đâu, lần tới sẽ có thể là từ sai lầm của chúng ta mà ra

  • theo một cách nào đó, nhiều điều trong công nghệ sinh học có thể dẫn tới cơ sự này.

Hầu hết là từ việc nghiên cứu virus nguy hiểm dễ dàng đến mức nào.

Hàng ngàn nhà khoa học có thể dễ dàng đặt mua dữ liệu di truyền của mẫu virus có khả năng lây nhiễm

để thí nghiệm với chúng.

Tạo dựng những thứ này thành virus nhân tạo trong năm 2023 này có chi phí ngang một chiếc ô tô mới,

bao gồm tiền dụng cụ thí nghiệm.

Cùng lúc đó, các nhà khoa học khác đang cố gáng tìm những loại virus đang ẩn mình trong tự nhiên,

như trong các loại dơi hay khỉ hoang dã.

Có lẽ là còn không ít những đại dịch chết người tiềm tàng còn ngoài kia.

Những thợ săn virus này đưa mẫu về phòng thí nghiệm để xem liệu chủng mới được phát hiện

có khả năng lây sang người không và phân loại độ nguy hiểm.

Khi nhà sinh vật học khám phá ra virus mới, họ thường công khai dữ liệu di truyền của nó.

Các tạp chí lại rất hứng thú với việc chia sẻ thông tin mô tả của những loại virus có thể gây nguy hiểm.

Các đơn vị thí nghiệm khác còn tiến xa hơn và khiến virus nguy hiểm hơn nữa.

Họ kết hợp và biến đổi các chủng virus khác nhau để tìm hiểu xem loại biến dị nào khiến chúng

dễ lây sang người hơn, hay chết người hơn bản gốc.

Các kết quả này lại được chia sẻ tự do.

Trong khi ADN và dụng cụ tổng hợp tái dựng virus lại được bán tràn lan trên mạng

mà gần như hoặc không có sự theo dõi nào.

Khi các công cụ công nghệ sinh học trở nên ngày càng rẻ và dễ sử dụng, và dữ liệu

về các loại virus nguy hiểm tiếp tục nhân rộng, thì đó chỉ là vấn đề thời gian trước khi việc một nhà khoa học nào đấy có ý tốt chia sẻ

bản thiết kế cho một quả bom nguyên tử phiên bản virus, một siêu khuẩn có khả năng khiến hàng triệu người chết

và có ai đó sử dụng nó.

Có thể có ác ý, hoặc chỉ là do vô trách nhiệm hay cẩu thả.

Chúng ra đang tạo ra một môi trường nơi mà bất cứ ai cũng có thể chế

vũ khí virus từ sân sau nhà, một cách ngày càng dễ dàng.

Thật sự đáng sợ.

Thế giới sẽ bị kéo vào một cuộc khủng hoảng không hồi kết khi các đại dịch bùng nổ qua từng năm

hay thậm chí là bộc phát cùng lúc - giết hại phần lớn dân số, gây ra

thiệt hại không tưởng cho nền văn minh, có khi kéo ngược hàng trăm năm phát triển.

Đây không phải lần đầu chúng ta đối mặt với thách thức như này và ta cũng không hề bất lực -

thử nghĩ đến công nghệ hạt nhân xem.

Vô cùng mạnh mẽ và nguy hiểm, với cả mặt lợi và hại.

Năng lượng hạt nhân được sinh ra từ các chương trình khí tài, nên những nhà sáng chế luôn thận trọng trước khả năng

kiến thức của họ bị lợi dụng.

Ngay từ đầu, rõ ràng rằng kiến thức về mảng nghiên cứu và khả năng tiếp cận

công nghệ nên được xử lý với tiêu chí cẩn thận đặt lên hàng đầu.

Vậy nên nhiều nỗ lực đã được bỏ ra nhằm chắc chắn không có vật liệu phóng xạ nào lọt khỏi tầm kiểm soát

hay các quốc gia không giấu diếm hoạt động khí tài dưới vỏ bọc của các chương trình năng lượng.

Kết quả dù chưa được hoàn hảo, nhưng khi xét đến 411 nhà máy hạt nhân đang hoạt động hiện nay,

có thể nói chúng ta đã rất thành công.

Tương tự, không nhà nghiên cứu nào có thể nghĩ đến việc chia sẻ thông tin về cách biến dụng cụ thí nghiệm phổ thông

thành các cỗ máy sản xuất bom trên mạng.

Không có lý nào mà ta lại không thể xử lý những mặt nguy hại của công nghệ sinh học

theo cách tương tự được!

Các chuyên gia đã đề ra ba điểm:

Trước hết ta cần kéo dài thời gian xuất hiện đại dịch tiếp theo bằng cách nắm rõ cách xử lý các loại virus nguy hiểm.

Dữ liệu di truyền của chúng nên được coi như nguy cơ thông tin: thông tin có khả năng gây nguy hại

cho xã hội nếu bị chia sẻ thiếu thận trọng.

Nói cách khác, không nên để ai cũng có quyền mua ADN nguy hiểm trên mạng.

Và nếu có thì cần phải được theo dõi, để khiến thứ “hàng nóng” này

khó rơi vào sai tay người.

Bước tiếp theo là dò tìm nguy hiểm bằng cách cẩn trọng trước những virus hiễn hữu quanh ta

và đang lây lan giữa người với người.

Đơn giản như lập các phòng thí nghiệm trong các khu tập trung đông dân cư nhằm duy trì các thiết bị dò virus

để kiểm soát những gì đang diễn ra trong thế giới vi sinh.

Nếu thấy có một loại vi sinh vật xuất hiện dày đặc trong khoảng thời gian ngắn, chúng ta có thể phản ứng nhanh chóng

và bắt đầu có các biện pháp đối phó.

Đó cũng là bước cuối cùng: Phá huỷ.

Cơ bản là chúng ta cần xây dựng một cỗ máy sẵn sàng tiêu diệt mọi nguy cơ gây ra đại dịch

trước khi nó có cơ hội bùng phát.

Chúng ta có thể thực hiện với những công cụ mới hiện đang được phát triển, như màng lọc nano

giữ các mối nguy hiểm khỏi không khí ta thở hay đèn tia cực tím chuyên dụng để giết virus

trước khi nó lây từ người sang người.

Và tất nhiên, ta cần cải thiện tốc độ tạo vắc-xin mới tới mức nhanh chưa từng có.

Khi ta làm đủ cả ba điều này, khả năng cao là chúng ta có thể né được

một đại dịch thảm khốc trong tương lai.

Công nghệ sinh học, như bao loại công nghệ thú vị và ảnh hưởng mạnh mẽ khác, về bản chất là không tốt cũng không xấu.

Nó có tiềm năng ngoạn mục theo cả hai chiều.

Chúng ta có cơ hội kiểm soát sinh vật học trong tương lại - của chúng ta,

và của động thực vật quanh ta - và còn của cả vi sinh giới.

Vậy nên hãy sử dụng chúng để tạo ra một tương lai nơi chúng ta chiến thắng bệnh dịch, vĩnh viễn.

Video này được tài trợ bởi Open Philanthropy.

Nếu bạn muốn giúp đỡ và gây ảnh hưởng lớn cho thế giới,

hãy xem thử hướng dẫn nghề về rủi ro sinh học từ 80,000 Hours,

tổ chức phi lợi nhuận định hướng nghề nghiệp cho mọi người

giúp giải quyết nhưng vấn đề lớn nhất của nhân loại một cách hiệu quả nhất.

Chúng tôi có để đường dẫn và tài liệu đọc thêm ở phần mô tả và nguồn.

Bên cạnh rủi ro sinh học, còn nhiều hướng dẫn khác nữa đấy!

Giờ thì, để chúng tôi kể lại cho bạn về một trong những khoảnh khắc đáng xấu hổ nhất trong lịch sử Kurzgesagt,

nó cũng là một câu chuyện hay ho đó.

Vài năm trước chúng tôi có đăng một bức ảnh cây tiến hoá giả lên mạng xã hội.

Chỉ là đăng một thứ gì đó đẹp đẽ, và cũng không nghĩ nhiều về nó.

Nhưng chúng tôi lỡ đụng phải nhầm chim mất tiêu.

Ngay sau đó là hàng ngàn tin nhắn từ các bạn nói với chúng tôi rằng nó sai, không khoa học,

tệ.

Chúng tôi đã không đánh giá đủ về việc mức độ nghiêm túc của các bạn với những gì chúng tôi đưa ra và

rằng các bạn đặt kỳ vọng cao vào nghiên cứu và qua trình kiểm chứng của chúng tôi đến vậy.

Điều này thực sự đau lòng.

Nhiều lắm.

Chúng tôi muốn trở nên tốt hơn thế.

Nên chúng tôi đã xoá chúng và liên lạc với chuyên gia, dành ra hàng trăm giờ nghiên cứu và minh hoạ,

cùng với đó phát triển khả năng hình dung về liên hệ giữa các chủng loài trước đây chưa từng thấy.

Một Bản đồ Tiến hoá bạn có thể dùng để thấy được bạn gần với loài vượn cáo bay đến mức nào:

được các chuyên gia đồng tình.

Chúng tôi rất tự hào với kết quả - và vì đã lỡ dành nhiều thời gian vào công việc này,

chúng tôi đã đưa nó thành luôn một tấm áp phích.

Từ đó một tầm nhìn mới ra đời:

Chúng tôi muốn trở thành cửa hàng bảng đồ hoạ thông tin và áp phích khoa học tốt nhất thế giới.

Cho đến nay, chúng tôi đã thiết kế khoảng 100 áp phích và bán được hơn nửa triệu bản -

với từng chiếc một đều được làm bằng tình yêu thương, sự quan tâm và chú ý đến từng chi tiết.

Tất cả đều xuất phát từ thách thức của các bạn.

Cảm ơn rất nhiều vì điều đó, và vì đã ủng hộ những ý tưởng, đôi khi là những sản phẩm kì quặc của chúng tôi.

Chính nhờ các bạn mà chúng tôi có thể tiếp tục sản xuất video miên phí cho mọi người và dành ra

hàng trăm giờ đồng hồ vào những ý tưởng mới nhắm nổi dậy trí tò mò của mọi người trên khắp thế giới.

Cảm ơn rất, rât nhiều vì là một phần trong định hướng của chúng tôi - chúng tôi không thể làm được nếu không nhờ có bạn.