Earth sẽ trở thành hành tinh lạc loài. | Kurzgesagt

🎁Amazon Prime 📖Kindle Unlimited 🎧Audible Plus 🎵Amazon Music Unlimited 🌿iHerb 💰Binance

Video

Bản trích

Bầu trời về đêm trông có vẻ bình yên và trật tự.

Nhưng thật tế, các ngôi sao chạy dọc vũ trụ với tốc độ hàng ngàn kilômet mỗi giờ.

Không theo bất kì một quy tắc nào.

Thật may là vì không gian rất rộng lớn, vì thế các ngôi sao trong Dải ngân hà gần như không thể va chạm với chúng ta.

Không may là chúng không nhất thiết phải va chạm để có thể làm chúng ta mệt mỏi.

Và có một vài ngôi sao đang tới rất gần.

Để hiểu vì sao các ngôi sao lại nguy hiểm, chúng ta nên bàn về trọng lực.

Trọng lực thu hút mọi vật thể với nhau trong vũ trụ.

Bạn bị kéo bởi một phân tử cách hàng triệu năm ánh sáng và ngược lại.

May mắn là lực kéo này yếu dần đi theo khoảng cách và nó còn tùy vào độ lớn của vật thể.

Vì thế vật thể càng gần và càng lớn thì càng có lực hấp dẫn hơn, kéo các vật thể khác.

Vì vậy, các vật lớn hơn điều khiển các vật nhỏ hơn.

Mặt trời chiếm 99.75% khối lượng vật chất trong Hệ mặt trời

và vì thế nó điều khiển quỹ đạo của mọi thứ trong Hệ mặt trời.

Hàng tỷ năm trước, khi Mặt trời vừa hình thành, Hệ mặt trời là một nơi hỗn độn và nguy hiểm

Bởi vì các hành tinh được tạo ra bởi vô vàn những lần va chạm nhau mà hình thành.

Nhưng sau khoảng thời gian dài, một trật tự mới đã được hình thành.

Ngày nay, các hành tinh và thiên thạch đang đi với quỹ đạo an toàn và dễ đoán.

Chúng ta có nhóm hành tinh gần và xa mặt trời, Vành đai tiểu hành tinh và Vành đai Kuiper

Ở ngoài rìa, ta có Vùng mây Oort, một vùng cầu khổng lồ và lạnh lẽo mang theo những thiên thạch bay chậm.

Chúng ta thật sự không muốn sự cân bằng này bị phá vỡ.

Nếu một ngôi sao đến quá gần với chúng ta, lực hút của nó sẽ kéo mọi thứ trong Hệ mặt trời

như một đứa con nít, phá hỏng mọi trật tự của các hành tinh và thiên thạch.

Đây không phải là một giả thuyết.

Khoảng 70,000 năm về trước, một cặp ngôi sao lùn đỏ và nâu đi xuyên qua vùng mây Oort

và phá hỏng mọi thứ.

Có thể đã phóng những thiên thạch chết người về phía chúng ta.

Nhưng sẽ mất tận hai triệu năm để chúng có thể đi từ vùng mây Oort vào trong Hệ mặt trời.

Nhưng còn một vấn đề to hơn nữa: Gliese 710, một ngôi sao lùn đỏ to khoản

một nữa khối lượng của Mặt trời, đang tiến thẳng đến Hệ mặt trời

Trong khoảng một triệu năm tới, nó sẽ đi qua vùng mây Oort

và trở thành ngôi sao sáng nhất trên bầu trời đêm.

Một lần bay gần như vậy sẽ phá vỡ quỹ đạo hàng trăm nghìn năm

của hàng triệu vật thể trong vùng mây Oort.

Nếu không may, nó sẽ gây nên một cuộc đánh bom khắp hành tinh, giống như những ngày đầu của Hệ mặt trời.

Bầu trời đêm sẽ chứa đầy những thiên thạch bay khắp Hệ mặt trời.

Những thiên thạch to có thể gây tuyệt chủng giống với loài khủng long và cũng gây hại đến nền kinh tế.

Nhưng nó có thể còn tệ hơn.

Dải ngân hà là một nơi hỗn loạn và các ngôi sao thường xuyên đến gần với nhau.

Có thể sẽ có ngôi sao đến gần đến mức, nó không bay qua mà bay thẳng vào Hệ mặt trời.

Đây sẽ là một điều vô cùng tệ.

Rủi ro mà ngôi sao khác va chạm với Mặt trời là dường như không thể xảy ra.

nhưng đó không phải là điều mà ta lo ngại.

Nếu có một ngôi sao bay qua gần với khoảng cách từ Mặt trời đến Trái đất

nó có thể dễ dàng đẩy Trái đất ra khỏi Hệ mặt trời.

Xác suất để xảy ra sự kiện như vậy vào khoảng 1/100,000 trong 5 tỷ năm tới.

Một tỷ lệ nhỏ nhưng không hề vô lý.

Như chúng ta đã nói ở những video trước, dường như có hàng tỷ các hành tinh bay tự do trong vũ trụ

và đây cũng là một trong nhưng cách để tạo ra chúng.

Vậy nếu chuyện này xảy ra, Trái đất sẽ như thế nào?

Đẩy Trái đất ra khỏi Hệ mặt trời.

Khi một ngôi sao bay vào Hệ mặt trời, một đốm sáng màu cam xuất hiện trên bầu trời

ngày một to hơn và sáng hơi mỗi tháng, dần dần sẽ nhìn thấy được vào ban ngày.

Nó sẽ dần to và sáng hơn cả mặt trăng. Đến mức quá sáng để nhìn trực tiếp.

Bóng đêm sẽ bị bao trùm bởi một hào quang đỏ.

Sau một vài tháng nó sẽ teo nhỏ lại. Nhưng Mặt trời cũng bị vậy.

Sau một vài năm, mặt trời sẽ càng nhỏ lại, và cùng với đó là cái ấm áp và nguồn ánh sáng.

Mọi nơi trên thế giới, ngày trở thành đêm, mùa đông cuối cùng của loài người bắt đầu.

Băng ở hai cực càng lan rộng hơn trong khi thực vật thì càng co lại và chết.

Rừng bị đóng băng và động vật sẽ chết đói.

Khi Trái đất đến gần quỹ đạo của Sao hỏa, nhiệt độ trung bình đã giảm còn -50 C

Nhìn từ không gian, Trái đất như là một mặt trăng bóng băng.

với bề mặt xanh nhạt và bạc trắng bao trùm bởi cái chết.

Với cơ sở hạ tần hư hỏng toàn bộ, loài người co cụm lại với nhau, đốt hết những gì có được

để sưởi ấm khi nhiệt độ càng giảm, sống dần qua từng ngày cho đến khi cạn lương thực

khi không thể trồng gì được nữa. Mọi sinh vật sống trên bề mặt đang chết dần theo thời gian.

Khi Trái đất đến với quỹ đạo của sao Mộc, nhiệt độ bề mặt đã giảm đến -150 C,

thấp hơn cả nhiệt độ thấp nhất từng đo được ở Nam cực.

Không cần nói cũng hiểu, lúc này mọi người đều đã chết.

Không có nguồn năng lượng ánh sáng mặt trời để làm nước bốc hơi, mây không được hình thành

và vòng luân chuyển nước sẽ chấm dứt.

Băng của hai cực sẽ chạm vùng xích đạo, và đại dương trở thành một lớn băng dày.

Càng ngày càng lạnh hơn và lớp băng này càng lấn sâu hơn đến đáy biển

tạo nên một vùng đặc mặn, đầu độc các loại sinh vật tồn tại ở đây.

Tuy nhiên những sinh vật cực hạn có thể thích nghi với tình huống này khi sống quanh những miệng phun thủy nhiệt.

Sâu dưới mặt đất, những vài loài vi khuẩn không hề nhận ra sự thay đổi này

bởi vì những nguyên tố phóng xạ trong lõi trái đất vẫn đang giữ ấm cho chúng.

Khi Trái đất đến vùng quỹ đạo của Sao Diêm Vương và Vành đai Kuiper, Mặt trời vẫn là ngôi sao sáng nhất trên bầu trời

, nhưng không còn là duy nhất nữa, các vì sao ngày càng hiện rõ giữa ban ngày.

Nhiệt độ bây giờ là dương 40 C so với Nhiệt độ không tuyệt đối.

thấp hơn nhiệt độ đóng băng của khí quyển.

Một khung cảnh lạ lùng, không ai thích cả, được hé mở khi không khí chuyển hóa thành Khí Ni-tơ và rồi thành tuyết.

Sau một vài năm, nó sẽ biến thành một lớp băng dày 10 mét phủ khắp bề mặt hành tinh, với một lớp khí gas mỏng bao phủ.

Chôn vùi những xác đóng băng của thảm thực vật - động vật.

Khi Trái đất rời khỏi Hệ mặt trời nó trở thành một hành tinh lang thang.

Du hành một mình trong bóng tối. không có sự sống và đơn độc.

Nhưng lạ ở chổ, có khi vẫn còn cơ hội.

Loài người sẽ không bị bất ngờ bởi sự kiện diệt vong này.

Chúng ta sẽ phát hiện ra nó trước hàng ngàn năm. Mặc dù không thể làm gì để cản được một ngôi sao.

Nhưng chúng ta có thể chuẩn bị. Hầu hết chúng ta sẽ mất đi.

Nhưng một vài triệu người có thể sẽ tồn tại trong những căn hầm nhân tạo chạy bằng năng lượng nguyên tử từ lòng đất

thậm chí là Năng lượng hợp hạch nếu ta biết tận dụng lớp băng xung quanh làm năng lượng.

Loài người có thể sẽ tồn tại hàng trăm ngàn năm.

Một lúc nào đó chúng ta sẽ quen với chuyện này và những thế hệ con cháu sau sẽ không thể tin được

về khoảng thời gian mà chúng ta có một ngôi sao riêng và con người có thể đi trên bề mặt Trái đất.

Và rồi chúng ta sẽ quyết định đi tìm ngôi nhà mới.

Nếu may mắn thay Trái đất đi qua một ngôi sao có thể sống được, chúng ta có thể làm lại từ đầu.

Lạ rằng, du hành không gian lúc này trở nên dễ dàng khi không có bầu khí quyển cản trở.

Nên cũng không lạ gì khi những người tồn tại cuối cùng sẽ rời bỏ Trái đất để làm lại từ đầu trên hành tinh mới, với những vì sao mới.

Một ngày nào đó, sau hàng ngàn năm sau, những hậu duệ của loài người sẽ kể về truyền thuyết về Trái đất cổ xưa.

Câu chuyện về căn nhà đã mất của ta.

Về một hành tinh băng giá, trôi lạc một mình trong khoảng không đen tối của Vũ trụ.