Nếu Mặt Trăng va vào Trái Đất, điều gì sẽ xảy ra? | Kurzgesagt

🎁Amazon Prime 📖Kindle Unlimited 🎧Audible Plus 🎵Amazon Music Unlimited 🌿iHerb 💰Binance

Video

Bản trích

Hôm nay chúng ta sẽ đi trả lời một câu hỏi khoa học rất quan trọng:

Điều gì sẽ xảy ra nếu Mặt Trăng đâm vào Trái Đất?

Nó thú vị và kì lạ hơn so với bạn nghĩ đấy.

Hãy bắt đầu bằng những điều cơ bản:

Tại sao Mặt Trăng lại không đâm vào Trái đất rồi?

Chúng ta đều biết rằng trọng lực của Trái Đất kéo mọi thứ về phía nó,

kể cả Mặt Trăng, nhưng vì lí do nào đó,

nó vẫn lơ lửng trên trời, như thể bị giữ lại bởi một lực ngược chiều.

Nhưng chả có lực nào chống lại trọng lực cả,

thay vào đó, cách để vật có thể lơ lửng là một chuyển động “ngang” mà chúng ta gọi là quỹ đạo.

Bạn thấy quỹ đạo suốt rồi: Khi bạn ném một quả bóng, nó tạo ra một quỹ đạo nhỏ.

Điểm khác biệt duy nhất giữa quỹ đạo của quả bóng và của Mặt Trăng

là quả bóng sẽ rơi xuống mặt đất.

Về cơ bản, lí do là tốc độ.

Nếu bạn có thể ném một quả bóng với tốc độ đủ nhanh,

nó sẽ bay quanh Trái Đất và quay trở lại với bạn.

Nếu không có lực cản của không khí, nó có thể bay mãi mãi.

Và đây là điều Mặt Trăng đang làm:

Bay quanh Trái Đất rất nhanh, và không có không khí cản trở.

Mất 27 ngày để bay hết một vòng, với vận tốc 3600 km/h.

Vậy nên việc để Mặt Trăng dừng lại và đâm thẳng vào Trái Đất

sẽ bẻ gãy nhiều định luật vật lí đến nỗi chúng tôi còn không có đủ thời gian để giải thích.

Vậy chúng ta phải làm thế nào?

Nói tóm gọn lại, để thay đổi quỹ đạo của một vật,

bạn cần phải thay đổi vận tốc của nó,

điều đó sẽ thay đổi nơi trọng lực đưa nó đi.

Nhưng để dịch chuyển dù chỉ chút ít cần rất nhiều năng lượng,

điều đó giải thích tại sao quỹ đạo của những vật thể lớn trong Hệ Mặt Trời lại ổn định như vậy.

Theo như khoa học, Mặt Trăng rất to con nặng kí.

Ngay cả việc phóng hàng tỉ động cơ tên lửa trên bề mặt cũng chả thể làm cho nó nhúc nhích.

Có vẻ như chỉ có phép thuật mới có thể làm cho Mặt Trăng rơi xuống

Vậy chúng ta sẽ dùng một câu thần chú làm Mặt Trăng chậm lại tới nỗi

quỹ đạo của nó bị thay đổi và hướng về Trái Đất.

Để có trải nghiệm tốt nhất, Mặt Trăng sẽ mất đúng một năm trước khi chạm xuống Trái Đất.

Chuẩn bị!

Ba.

Hai.

Một.

Magic!

THÁNG THỨ NHẤT

Trong những ngày đầu tiên, chưa có gì thay đổi cả.

Mặt Trăng sáng hơn một chút, và các nhà khoa học thì thấy khó hiểu.

Ngoài họ ra, chưa ai nhận ra được sự khác biệt nào cả.

Tác động rõ ràng duy nhất của Mặt Trăng lên Trái Đất là thủy triều.

Thủy triều xảy ra là do trong khi Trái Đất tác dụng lực lên Mặt Trăng,

trọng lực của Mặt Trăng cũng tác dụng ngược lại lên Trái Đất.

Do càng ở xa, trọng lực càng yếu đi,

mỗi điểm trên Trái Đất chịu một lực kéo khác nhau.

Điều đó khiến cho Trái Đất, đặc biệt là phần đại dương,

lồi lên khi Mặt Trăng ở trên đầu, và co lại ở hai bên khi không có Mặt Trăng.

Khi Trái Đất hằng ngày tự quay dưới Mặt Trăng,

tác động của nó dao động theo chu kì,

khiến mực nước biển dâng lên rồi lại rút xuống khoảng nửa mét hai lần một ngày.

Nhưng khi Mặt Trăng tiến lại gần hơn, các đợt triều dâng càng ngày càng cao lên

Mới đầu thì khó để nhận ra, chỉ trong vòng một tháng,

Mặt Trăng đã đi được nửa quãng đường tới Trái Đất

và triều đã dâng cao lên bốn mét.

Mỗi ngày, triều lại tới, đe dọa các đô thị ven biển.

Và nó dường như không có hồi kết.

Mặt Trăng càng tiến lại gần, triều dâng càng cao,

nhấn chìm thành phố và đất đai dưới một lớp nước mặn.

THÁNG THỨ HAI

Đến hết tháng thứ hai, Mặt Trăng đã đi được 2/3 quãng đường

và cơ sở hạ tầng toàn cầu sụp đổ khi triều dâng cao trên mười mét,

khiến cho khoảng một tỉ người sống gần bờ biển phải di dời.

Khi cảng biển không còn hoạt động được nữa, sự vận chuyển hàng hóa dừng lại.

Điều đó không chỉ làm gián đoạn việc giao hàng của Kurzgesagt,

mà còn những mặt hàng khác kém thú vị hơn, như thực phẩm.

Hệ thống liên lạc toàn cầu cũng bị phá hủy.

95% lượng thông tin Internet được truyền bởi các tuyến cáp quang dưới đáy đại dương

và trong khi chúng không bị ảnh hưởng bởi nước biển, các trạm điều khiển trên bờ thì có.

Sống trong nội địa cũng chưa chắc đã an toàn.

Thủy triều khiến sông chảy ngược lại, mang theo nước biển

khiến cho mặt đất và nguồn nước ngầm bị nhiễm mặn.

Sự thiếu hụt nhiên liệu nối tiếp khi các nhà máy lọc dầu cạnh biển bị bỏ hoang.

Các quốc gia phải sống dựa vào nguồn dự trữ hàng hóa của họ,

và việc cắt giảm khẩu phần sẽ bắt đầu.

Trong các thành phố, hỗn loạn xảy ra trong khoảng thời gian triều thấp,

trong khi những ai sống sót thì lánh nạn trên các tòa nhà cao tầng khi nước quay trở lại.

THÁNG THỨ BA

Sau ba tháng, Mặt Trăng đã đủ gần

để làm gián đoạn các vệ tinh liên lạc và định vị.

Bình thường thì Mặt Trăng ở quá xa để trọng lực của nó

có thể gây ra nhiều phiền toái đối với vệ tinh của chúng ta,

khi Mặt Trăng càng tiến lại gần, quỹ đạo của chúng càng biến dạng hơn.

Khi nhiên liệu để điều chỉnh quỹ đạo của các vệ tinh cạn kiệt,

chúng dần mất kiểm soát.

THÁNG THỨ TƯ VÀ THỨ NĂM

Trên Trái Đất, triều không ngừng tăng lên đến 30 mét,

và sẽ chạm mức 100 mét trong vài tuần tới.

Khi triều rút, đại dương lùi lại hàng trăm ki-lô-mét,

để lộ ra lớp thềm lục địa như những sa mạc khổng lồ, còn khi triều dâng,

các bức tường nước nhấn chìm đất nông nghiệp, nhà cửa và tòa chọc trời.

Và giờ, sau gần năm tháng, Ngày Tận Thế mới chỉ khởi động xong mà thôi.

Do độ sâu trung bình của các đại dương chỉ là 3 ki-lô-mét,

các đợt thủy triều đã đạt cực đại.

Cho đến giờ, nước trong các đại dương có thể chuyển động,

hấp thụ phần lớn lực ép của trọng lực của Mặt Trăng,

nhưng giờ, chính Trái Đất cũng sẽ cảm nhận được lực ép ấy.

Chúng không còn là những đợt “thủy triều” nữa, mà là “thạch triều”.

Sự co dãn của cả hành tinh, cộng với hàng tỉ tỉ tấn nước xô dịch lên xuống

trên bề mặt các mảng kiến tạo tạo ra áp lực khổng lồ ở bên dưới

và bắt đầu gây ra các trận động đất với cường độ và độ lớn tăng dần.

Việc xác định độ nghiêm trọng hay nơi xảy ra của các trận động đất này là không thể,

nhưng giống như một đứa trẻ nhảy trên chiếc giường cho đến khi nó sập,

không có điều gì tốt đẹp sẽ xảy ra cả.

Lực thủy triều mạnh dẫn đến hoạt động núi lửa trên các hành tinh và mặt trăng khác.

Trên Trái Đất, việc hành tinh bị co kéo

ảnh hưởng tới các buồng magma trong lớp vỏ Trái Đất,

kích thích các đợt phun trào lớn, thay đổi khí hậu ở Chile,

New Zealand,

Yellowstone,

và những nơi khác.

Trong khi đó, quan sát từ trên bầu trời là Mặt Trăng.

Vẫn không lớn hơn một đám mây là bao.

Cách Trái Đất khoảng 75,000 km,

nó đủ sáng để chiếu rọi màn đêm như chạng vạng.

THÁNG THỨ SÁU VÀ THỨ BẢY

Sau nửa năm, Mặt Trăng đang tiến vào vùng không gian

của các vệ tinh địa đồng bộ trước đây,

mất đúng 24 giờ để quay một vòng quanh Trái Đất.

Dường như Mặt Trăng chỉ đứng yên tại một điểm trên bầu trời,

không nhúc nhích, hoàn thành một chu kì pha mỗi ngày

nhưng chỉ có thể nhìn thấy từ một phía của Trái Đất.

Thủy triều dường như ngưng lại khi Mặt Trăng đang “đứng yên” trên Trái Đất.

Nửa hành tinh bị nhấn chìm, nửa còn lại thì bị rút cạn nước

như thể cả Trái Đất đang nín thở chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất.

Khi Mặt Trăng tiến lại gần, bạn tự hỏi liệu trọng lực của nó có thể chiến thắng

trọng lực của Trái Đất, kéo bạn lên và chấm dứt sự khổ sở này không?

Rất may là không.

Trọng lực trên bề mặt Trái Đất mạnh gấp 6 lần so với của Mặt Trăng

vậy nên ngay cả khi Mặt Trăng đang ở trên đầu bạn,

bạn vẫn sẽ đứng trên bề mặt Trái Đất.

Trên Mặt Trăng, mọi thứ lại rất khác:

Phần Mặt Trăng hướng về Trái Đất chịu tác động của trọng lực của Trái Đất mạnh hơn,

do vậy trong vài tháng tiếp theo, nó sẽ bị kéo dãn về phía Trái Đất,

biến thành hình một quả trứng,

đồng thời gây ra những trận động đất trên Mặt Trăng khi đất đá ở đó bị biến dạng.

Mặc dù chưa thể nhận ra,

cái “bướu” này sẽ mọc lên đến vài trăm ki-lô-mét trong vòng vài tháng.

THÁNG THỨ 8-11

Bây giờ, Ngày Tận Thế đã đến

và chúng ta có thể tóm gọn những tháng trước khi Mặt Trăng đâm xuống như sau:

“Những ai còn sống sẽ có một khoảng thời gian tồi tệ”.

Những đợt thủy triều quét qua Trái Đất chậm lại và đảo chiều

bởi Mặt Trăng giờ quay quanh Trái Đất nhanh hơn so với tốc độ tự quay của nó.

Động đất và núi lửa phun trào xảy ra trên toàn hành tinh.

Một lượng lớn aerosol từ núi lửa bay lên tầng bình lưu,

phản chiếu ánh sáng Mặt Trời trở lại vũ trụ.

Lượng ánh sáng ít ỏi lọt qua được thì hóa đỏ

và hằng ngày bị che khuất bởi nhật thực.

Hệ quả là sự lạnh dần toàn cầu, với mưa axit

và tuyết mùa hè, giết chết những loài cây cứng đầu nhất.

Thời gian của nhân loại đang cạn dần. Hàng tỉ người đã chết,

còn một Mặt Trăng hình trứng vẫn đang tiến gần.

Hãy cùng chuẩn bị cho một kết thúc hoành tráng nào.

THÁNG THỨ 12

Cuối cùng, đến cuối năm, Mặt Trăng đã tiến đến giới hạn Roche.

Tại đó, lực kéo của trọng lực của Trái Đất lên Mặt Trăng

mạnh hơn cả trọng lực của chính Mặt Trăng.

Mọi thứ trên bề mặt Mặt Trăng bắt đầu rơi về phía Trái Đất,

và đến khi nó vượt qua giới hạn 10,000 km, toàn bộ Mặt Trăng vỡ vụn,

tạo nên một hệ thống vành đai khổng lồ quanh Trái Đất.

May mắn thay, sự tan rã của Mặt Trăng

đồng nghĩa với những khổ sở trên Trái Đất không còn nữa.

Không còn Mặt Trăng tức là không còn các thảm họa.

Đại dương lùi lại, nước rút khỏi đất liền một lần cuối.

Những ai còn lại sẽ được chiêm ngưỡng cảnh những chiếc vòm khổng lồ trải dài trên bầu trời,

lấp lánh trong ánh Mặt Trời, chiếu sáng màn đêm rực rỡ hơn bất kì mặt trăng nào

còn mưa sao băng và bụi Mặt Trăng tràn ngập khắp bầu trời.

Rất khó để dự đoán những gì sẽ xảy ra tiếp,

nhưng sự bình yên này có thể sẽ không tồn tại lâu.

Nếu quá nhiều bụi Mặt Trăng rơi xuống,

lực ma sát sẽ hâm nóng bầu khí quyển,

có thể đun sôi cả đại dương.

Nếu không, cái bóng khổng lồ của vành đai đổ xuống,

cộng thêm cả aerosol từ núi lửa và thiên thạch,

sẽ che khuất thêm ánh sáng Mặt Trời

và một giai đoạn lạnh dần mất kiểm soát bắt đầu,

khiến cho phần lớn bề mặt Trái Đất đông cứng.

MỘT THÁNG MỚI

Dẫu sao, vào một thời điểm nào đó, con người sẽ trở lại

từ tầu ngầm, boongke, hay đỉnh núi.

Họ sẽ có một khoảng thời gian khó khăn

trước khi phải xây dựng lại cả một nền văn minh

và sự thành công của họ cũng không được đảm bảo.

Nhưng ít ra họ sẽ cố gắng với bộ nhẫn tuyệt đẹp trên bầu trời.