Chúng tôi SẼ Sửa Đổi Biến Đổi Khí Hậu! | Kurzgesagt

🎁Amazon Prime 📖Kindle Unlimited 🎧Audible Plus 🎵Amazon Music Unlimited 🌿iHerb 💰Binance

Video

Bản trích

Ngôi nhà của chúng ta đang bùng cháy.

Biến đổi khí hậu đang làm bất ổn thế giới của chúng ta.

Có vẻ như lượng khí thải của chúng ta sẽ không giảm đủ nhanh để tránh khỏi tình trạng nóng lên mất kiểm soát

và chúng ta có thể sớm chạm đến những giới hạn có thể dẫn đến sự sụp đổ của các hệ sinh thái và nền văn minh của chúng ta.

Trong khi các nhà khoa học, các nhà hoạt động môi trường và phần lớn thế hệ trẻ đang thúc giục hành động,

dường như hầu hết các chính trị gia vẫn không cam kết làm bất cứ điều gì có ý nghĩa

trong khi ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch vẫn đang hoạt động chống lại sự thay đổi.

Dường như nhân loại không thể vượt qua lòng tham và sự ám ảnh về lợi nhuận ngắn hạn và lợi ích cá nhân để cứu lấy chính mình.

Và đối với nhiều người, tương lai trông thật nghiệt ngã và vô vọng.

Những người trẻ cảm thấy đặc biệt lo lắng và chán nản.

Thay vì nhìn về phía trước một cuộc đời đầy cơ hội,

họ tự hỏi liệu họ có còn tương lai hay không hay liệu họ có nên đưa những đứa con của họ vào thế giới này.

Đây là thời đại của sự tận diệt và sự vô vọng và từ bỏ có vẻ như là điều hợp lý duy nhất để làm.

Nhưng, điều đó là không đúng.

Bạn không bị đày đoạ.

Nhân loại không bị đày đoạ.

Bất chấp mức độ nghiêm trọng của tình hình, trong nhiều năm, nhiều xu hướng tích cực đã xuất hiện

và cuối cùng cũng có những tin tốt và một con đường rõ ràng hướng tới các mục tiêu khí hậu chung của chúng ta.

Chào mừng đến với chương trình Ted Talk của chúng tôi,

vui lòng xem video này đến cuối, hãy đọc các nguồn thông tin chi tiết của chúng tôi để biết thêm thông tin.

Ok! Hãy bắt đầu với những điều đáng sợ nhất.

XOÁ BỎ NGÀY TẬN THẾ

Một số câu chuyện được chia sẻ rộng rãi nhất về biến đổi khí hậu

là nó là một mối đe dọa hiện hữu, dấu chấm hết của nền văn minh nhân loại

và thậm chí có thể là sự kiện tuyệt chủng của chính chúng ta.

Và giờ đây, nó về cơ bản không thể tránh khỏi.

Nhưng khoa học thực sự nói gì về điều này?

Tính đến năm 2022, nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng 1,2 ̊ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Giới hạn sự nóng lên đến 1,5 ̊ C là mục tiêu tham vọng nhất của thỏa thuận chung Paris

nhưng có lẽ chúng ta sẽ không đạt được mục tiêu đó.

Ngay với sự ấm lên ngày nay, những nơi nóng sẽ nóng hơn, những nơi ẩm ẩm hơn

và nguy cơ và cường độ của các hiện tượng thời tiết cực đoan tăng lên đáng kể.

Nhiệt độ tăng quá 2 độ khiến cho những hiện tượng cực đoan này càng cực đoan hơn.

Các hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng trở nên phổ biến hơn với nhiều hệ sinh thái phải chịu áp lực hơn.

Một số sẽ không thể sống sót.

Tại mức 3 độ, phần lớn các khu vực của Trái Đất, đặc biệt là ở các nước đang phát triển,

có thể sẽ không còn khả năng để nuôi sống người dân.

Các đợt nóng sẽ trở thành một vấn đề toàn cầu lớn.

Các hệ thống tự nhiên quy mô lớn sẽ sụp đổ.

Quy mô và tần suất của các trận bão, cháy rừng và hạn hán sẽ tiếp tục gia tăng và thiệt hại sẽ lên đến hàng nghìn tỉ.

Các vùng nghèo nàn và nông dân tự cung tự cấp sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Hàng trăm triệu người sẽ phải rời bỏ nhà cửa.

Trong khoảng từ 4-8 độ, Ngày Tận Thế bắt đầu.

Lò lửa Trái Đất, nơi mọi thứ thay đổi nhanh chóng đến mức nó không thể nuôi sống lượng dân số đông đảo của chúng ta

và hàng tỷ người có thể sẽ chết, để lại phần còn lại trên một hành tinh xa lạ thù địch.

Một thập kỷ trước, vì thiếu hành động và triển vọng,

nhiều nhà khoa học cho rằng một viễn cảnh trên 4 độ là tương lai của chúng ta,

và rất nhiều phương tiện truyền thông đại chúng đã tập trung vào chính con đường tương lai này.

May mắn là, viễn cảnh tận thế này sẽ ít có khả năng xảy ra hơn rất nhiều.

Nếu như các chính sách khí hậu hiện tại vẫn bị trì trệ,

chúng ta có khả năng sẽ hướng tới mức tăng 3 ̊ C vào năm 2100.

Điều đó thật đáng sợ và bi thảm và không thể chấp nhận được.

Nhưng đây thực chất lại là tin tốt.

Tại sao vậy?

Trong thập kỷ qua, chúng ta đã chứng kiến đủ sự tiến bộ

để giờ đây các nhà khoa học cho rằng chúng ta có thể đã tránh được thảm hoạ biến đổi khí hậu.

Mặc dù vẫn còn đó những rủi ro lớn, chúng ta có thể khá tự tin khẳng định rằng nhân loại sẽ không biến mất.

Nền văn minh có thể sẽ phải thay đổi, nhưng nó sẽ còn tồn tại lâu dài.

Điều đó đặt ra một câu hỏi: Điều gì đã thay đổi trong vòng 10 năm qua và đây có thực sự là tin tốt không?

SỰ CHUYỂN DỊCH VÔ HÌNH

Bạn có lẽ đã biết đến câu chuyện này:

Một thập kỷ qua là một thất bại to lớn đối với các chính sách khí hậu trên toàn thế giới

Thay vì thông qua các dự luật ràng buộc, toàn diện nhằm giảm lượng khí thải,

chúng ta gần như đã… chẳng làm được gì.

Một thập kỉ bị mất đi với những kỉ lục đáng buồn nối tiếp nhau.

Và câu chuyện này là có thật và là lí do khiến nhiều người từ bỏ.

Nhưng đó không phải là bức tranh toàn cảnh.

Mặc dù thiếu các chính sách khí hậu và sự tiếp diễn của các chiến dịch vận động hành lang

và truyền bá thông tin sai lệch của ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch, đã có rất nhiều sự tiến bộ.

Hãy quay ngược lại 20 năm để xem tại sao ngày nay lại khác biệt như vậy.

Từ năm 2000 đến năm 2010, lượng phát thải khí nhà kính đã tăng 24%,

gấp ba lần so với mức tăng trong thập kỉ trước.

Các khoản trợ cấp dành cho nhiên liệu hóa thạch nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

đã khiến cho mức tiêu thụ của chúng tăng vọt.

Đối với các nước đang phát triển như Trung Quốc và Ấn Độ, than là nguồn nhiên liệu rẻ nhất cho sự tăng trưởng

trong khi các nước giàu tỏ ra không mấy quan tâm đến việc thay đổi cách thức của họ.

Vào năm 2010, nhiều người đã nghĩ rằng xu hướng này sẽ tiếp tục.

Thay vì cắt giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch, mức tiêu thụ của nó sẽ tăng lên.

Đến thập kỷ tiếp theo, mọi chuyện lại rất khác.

Đầu tiên, việc đốt than ở các nước đang phát triển như Ấn Độ đã chậm lại, hoăc chững lại, như ở Trung Quốc,

và nó đã giảm mạnh ở các nước giàu như Anh và Hoa Kỳ.

Kể từ năm 2015, ba phần tư các dự án nhà máy than đã bị hủy bỏ

và 44 quốc gia đã cam kết ngừng xây dựng chúng.

Cách đây mười năm đó dường như chỉ như một suy nghĩ đầy ước mong

nhưng ngày nay chúng ta có thể tự tin nói rằng: Than đá đang chết dần.

Nó không còn tính cạnh tranh nữa.

Bởi vì công nghệ mà chúng ta nghĩ rằng vẫn sẽ còn quá đắt đỏ đã phát triển nhanh chóng.

Ngành công nghiệp điện tái tạo đã cho thấy sự tiến bộ vượt bậc.

Chỉ trong một thập kỷ, năng lượng gió đã rẻ hơn gấp 3 lần.

Điện mặt trời giờ rẻ hơn gấp 10 lần.

Rẻ hơn so với than đá hay bất kỳ nhà máy điện chạy bằng năng lượng hoá thạch nào khác,

ngay cả với những khoản trợ cấp khổng lồ và cơ sở hạ tầng toàn cầu hỗ trợ chúng.

Sản lượng điện mặt trời ngày nay gấp 25 lần, và với điện gió là gần 5 lần, so với 10 năm trước, tất nhiên là vẫn chưa đủ.

Một trong những trở ngại lớn nhất là sự bất ổn về lượng năng lượng đầu ra.

Năng lượng tái tạo đòi hỏi rất nhiều nguồn lưu trữ để có thể là một nguồn năng lượng đáng tin cậy,

như trong những bộ pin đắt tiền.

Đáng kinh ngạc là, giá thành của pin đã giảm 97% trong vòng 30 năm qua,

60% chỉ trong thập kỉ trước,

điều này sẽ hỗ trợ tất cả các loại công nghệ xanh như ô tô điện.

Bạn có thể nói: Chà, điều đó thật tuyệt nhưng chẳng phải video chủ đề khí hậu trước của Kurzgesagt

nói rằng trong khi năng lượng gió và mặt trời thì rất tốt đẹp,

chúng ta cần một sự chuyển đổi căn bản trong hệ thống công nghiệp toàn cầu của chúng ta sao?

Đúng vậy nhưng may là sự chuyển dịch không chỉ diễn ra ở ngành công nghiệp năng lượng.

Trong mọi ngành kinh tế, mọi người đang tìm cách để cải tiến công nghệ để giảm phát thải.

Chúng ta đang nhanh chóng thay thế các bóng đèn sợi đốt cũ bằng các bóng đèn LED có hiệu suất gấp 10 lần.

Năm 2020, khoảng 7 trên 10 chiếc xe ô tô mới ở Na Uy là xe điện hoặc xe hybrid,

đến năm 2021, con số đó đã là 8 trên 10.

Và danh sách còn kéo dài, từ hệ thống sưởi bằng điện và cách nhiệt tốt hơn,

cho đến tàu thuyền di chuyển bằng nửa tốc độ trước để tiết kiệm nhiên liệu

Ở bất cứ nơi nào, bạn cũng có thể thấy các nhà khoa học, các kĩ sư và các nhà khởi nghiệp

đang cố gắng giải quyết một số khía cạnh của biến đổi khí hậu.

Rất nhiều trí thông minh của con người đang được bỏ ra để giải quyết vấn đề này.

với ngày càng nhiều người quyết định ưu tiên ngăn chặn biển đổi khí hậu.

Các giải pháp cho việc sản xuất xi măng, thiết bị điện tử và thép với lượng phát thải thấp,

và các phát minh như thịt nhân tạo và công nghệ thu giữ cacbon đang được triển khai.

Chúng ta càng triển khai nhiều công nghệ như thế này, những công nghệ ấy sẽ càng trở nên rẻ hơn, mới hơn và tốt hơn.

Chúng càng rẻ hơn thì càng nhiều người dùng chúng hơn.

Và vân vân.

Chúng ta đã có thể thấy được những tác động.

Lượng phát thải quốc nội của các quốc gia giàu có đang giảm mà không có những sự gián đoạn lớn.

Kể từ năm 2000, toàn Liên minh Châu Âu chứng kiến mức giảm 21%,

Italia 28%, Anh 35%, Đan Mạch 43%.

Nhưng tin tốt nhất có lẽ là sự phát thải không còn nhất thiết phải đi đôi với tăng trưởng kinh tế nữa.

Trong quá khứ, đây là một sự thật bất tiện: Để trở nên giàu hơn, chúng ta phải phát thải nhiều hơn.

Điều đó dẫn đến các cuộc tranh cãi gay gắt giữa các quốc gia đang phát triển và phát triển

về sự công bằng của việc giảm lượng khí thải trong khi dân số của họ vẫn còn nghèo nàn.

Nhưng trong thập kỷ qua, chúng ta đã thấy rằng việc tăng trưởng kinh tế mà không phải tăng phát thải là có thể.

Lượng phát thải của Cộng hòa Séc đã giảm 13% trong khi GDP tăng 27%.

Pháp đã cắt giảm 14% lượng khí thải CO2 của họ trong khi GDP thì tăng 15%.

Rumani chứng kiến mức giảm 8% và mức tăng trưởng 35%.

Và ngay cả nền kinh tế lớn nhất Trái Đất, Hoa Kỳ, cũng đã giảm được 4% lượng phát thải trong khi GDP tăng 26%.

Một số bạn có thế gọi những con số này là một trò lừa.

Rằng các nước giàu chỉ đang xuất khẩu phát thải sang các nước nghèo hơn

bằng cách chuyển đi các công đoạn bẩn thỉu của nền kinh tế của họ, như là sản xuất hàng hoá.

Nhưng ngay cả khi chúng ta tính đến tất cả lượng hàng hóa nhập khẩu, các con số vẫn rất khả quan.

Giờ đây việc phải lựa chọn giữa sự thịnh vượng và khí hậu không còn là một vấn đề như 10 năm trước đây nữa.

Các nước đang phát triển sẽ được hưởng lợi từ điều này

bởi vì khi các nước giàu chi trả cho sự tiến bộ đắt đỏ của những công nghệ xanh,

họ có thể áp dụng chúng với giá thành rẻ hơn.

Họ có thể bỏ qua hầu hết các giai đoạn phát thải lớn mà các nước giàu ngày nay đã phải trải qua.

Chúng ta đang ở thời điểm mà không lựa chọn phi cacbon hoá là một quyết định kinh doanh tồi.

Và chúng ta còn chưa bàn đến các giải pháp như thu giữ cacbon.

Năm 2000, nó về cơ bản không tồn tại.

Năm 2022, công nghệ ấy đã xuất hiện và nó tốn khoảng 600 đô để loại bỏ 1 tấn CO2 ra khỏi bầu khí quyển.

Khi các khoản đầu tư được đổ vào và công nghệ phát triển và bắt đầu mở rộng quy mô,

có khả năng rằng những chi phí này sẽ giảm mạnh trong vài thập kỉ tới.

Vậy mọi thứ đều ổn cả chứ?

Đừng có phấn khích quá như vậy!

Tất cả những tiến triển trên đều rất tuyệt nhưng vẫn chưa đủ nhanh một chút nào.

Chúng ta vẫn đang làm quá ít và công nghệ sẽ không giải quyết mọi thứ một cách kì diệu.

Chúng ta cần sử dụng ít tài nguyên hơn và sử dụng chúng lâu hơn,

thiết kế các mặt hàng tiêu dùng có thể sửa chữa và lâu bền,

và giảm nhu cầu năng lượng của chúng ta.

Chúng ta cần cơ sở hạ tầng, nền nông nghiệp và các thành phố phải tốt hơn.

Đó vẫn sẽ là một công việc khó khăn, đặc biệt là làm sao để các chính sách đúng đắn được phê duyệt và ban hành.

Nhưng lần đầu tiên, đã có một số chiều hướng chỉ đúng hướng.

Và giờ hãy tưởng tượng, nếu những thứ này có thể đạt được mà không có sự hỗ trợ thích đáng về tài chính và chính trị

và mặc cho những chiến dịch vận động hành lang của ngành công nghiệp nhiên liệu hoá thạch,

thử nghĩ xem nhân loại có thể làm gì

khi mà biến đổi khí hậu cuối cùng cũng nhận được sự quan tâm chính trị và sự tài trợ cần thiết.

Vậy liệu có ổn để cảm thấy có hi vọng trở lại không?

Tình hình vẫn rất tồi tệ và nghiêm trọng, vậy tại sao chúng ta lại tập trung vào mặt này của câu chuyện?

CÁI BẪY CỦA SỰ VÔ VỌNG

Biến đổi khí hậu có thể rất choáng ngợp và có thể làm cho tương lai của bạn trở nên u ám.

Nỗi buồn và sự vô vọng mà nhiều người cảm thấy là có thật và rất tiêu cực bởi vì nó tạo ra sự vô cảm.

Sự vô cảm, thứ chỉ giúp cho ngành công nghiệp nhiên liệu hoá thạch,

thứ vẫn đang trì hoãn sự thay đổi bằng cách này hay cách khác.

Theo một cách hiểu, họ đã vũ khí hoá sự vô vọng.

Bây giờ chúng ta đang trong giai đoạn thứ tư của cuộc tranh luận công khai về biến đổi khí hậu:

Giai đoạn một là: Biến đổi khí hậu không có thật.

Giai đoạn hai là: Biến đổi khí hậu là có thật nhưng không được gây ra bởi con người.

Giai đoạn ba là: Biến đổi khí hậu có lẽ là do con người, nhưng nó không tệ đến mức đấy.

Giai đoạn bốn là: Biến đổi khí hậu là không thể tránh khỏi.

Chúng ta đã tới số và chúng ta có làm gì cũng không quan trọng.

Nếu chúng ta muốn thế giới thay đổi, trước tiên chúng ta cần phải tin rằng sự thay đổi là có thể.

và chúng ta có rất nhiều bằng chứng cho thấy rằng điều đó là đúng.

Những thay đổi đối với hệ thống công nghiệp của chúng ta đang được đà đi lên,

công nghệ trở nên tốt hơn và rẻ hơn,

biến đổi khí hậu đã trở thành một vấn đề chính trong phần lớn các cuộc bầu cử tự do.

Khi ngày càng nhiều người trẻ tiến vào những vị trí có tầm ảnh hưởng,

họ sẽ ưu tiên biến đổi khí hậu và nghiên cứu những giải pháp mới.

Vào năm 2022, hầu hết các chính phủ không chỉ thừa nhận điều đó,

mà còn đặt ra các mục tiêu không phát thải của riêng họ,

ở cả các quốc gia dân chủ và chuyên quyền.

Kết quả của nhiều năm chiến đấu với một trận chiến khó khăn đã hiện hữu.

Áp lực cần phải tiếp tục tăng để chắc chắn rằng những lời hứa hôm nay thực sự được thực hiện.

Tư tưởng tiêu cực về biến đổi khí hậu chẳng khác gì bỏ cuộc

ngay cả khi bạn không chỉ có thể ngăn chặn viễn cảnh tồi tệ nhất, mà còn làm giảm thiểu những điều tồi tệ,

thực hiện các cải cách đúng lúc để có thể thích nghi tốt hơn và không để những người nghèo nhất phải chịu khổ.

Đó là lí do tại sao sự vô vọng và sự vô cảm lại nguy hiểm đến vậy.

Nếu như những thập kỉ bị lãng phí trước kia đã dạy cho chúng ta bài học gì,

thì đó là sự tiến độ đang được thực hiện,

và rằng những viễn cảnh đen tối chỉ là những phỏng đoán, không phải là vận mệnh của chúng ta.

Theo như năm 2022, dựa vào các chính sách toàn cầu hiện tại, chúng ta sẽ hướng tới một thế giới tăng 3 độ.

Bây giờ nhiệm vụ của chúng ta là một lần nữa phải chứng minh rằng những phỏng đoán là sai,

dù cho tình hình có nghiêm trọng và cấp bách đến cỡ nào,

để biến cái 3 độ đó thành 2 độ rồi để xem chúng ta có thể làm gì được tiếp.

Để làm được điều đó, chúng ta cần hi vọng.

Và chúng tôi mong rằng chúng tôi đã cho bạn điều đó hôm nay, dù chỉ chút ít.

Rằng bạn có thể thấy tình hình là nghiêm trọng, nhưng bạn vẫn có tương lai.

Rằng bạn có thể sinh con đẻ cái mà không phải đày đoạ chúng hay thế giới.

Rằng hành động ngay hôm nay là rất đáng giá.

Và rằng mặc dù các ngành công nghiệp hùng mạnh đang làm mọi thứ để trì hoãn nó, xã hội đang dần thay đổi.

Nếu bạn cần một lộ trình cụ thể hơn về những gì bạn có thể làm,

chúng tôi đang trong quá trình sản xuất một video nối tiếp để bàn chi tiết hơn về nó.

Tư tưởng tiêu cực, sự bất động, và sự vô vọng được vũ khí hoá

là những con bài cuối cùng của những nhà cầm quyền không muốn sự thay đổi.

Đừng để họ chiến thắng!