Liệu nền văn minh có đang đứng trước bờ vực sụp đổ? | Kurzgesagt

🎁Amazon Prime 📖Kindle Unlimited 🎧Audible Plus 🎵Amazon Music Unlimited 🌿iHerb 💰Binance

Video

Bản trích

Vào thời kỳ cực thịnh, Đế chế La Mã là nhà của khoảng 30% dân số toàn cầu,

và theo nhiều cách nói, nó là đỉnh cao của sự tiến bộ của nhân loại.

Người dân được hưởng các lợi ích như hệ thống sưởi ấm trung tâm, bê tông,

kính hai lớp, hoạt động ngân hàng, giao thương quốc tế và sự dịch chuyển tiến lên của xã hội.

Roma là thành phố đầu tiên trong lịch sử với một triệu dân

và là trung tâm của sự tiến bộ về công nghệ, pháp luật và kinh tế.

Một đế quốc không thể bị lật đổ, bền vững, giàu có và hùng mạnh.

Cho đến khi nó không còn nữa.

Lúc đầu từ từ, sau đó đột ngột, nền văn minh hùng mạnh nhất Trái Đất sụp đổ.

Nền văn minh ở đây có nghĩa là một xã hội phức tạp mà ở đó lực lượng lao động được chuyên môn hoá

và các tầng lớp xã hội xuất hiện, được cai quản bởi một thể chế chính trị.

Nền văn minh có chung một ngôn ngữ và một nền văn hoá thống trị

và thuần hoá các loài cây trồng và vật nuôi để nuôi dưỡng và duy trì các thành phố lớn,

mà tại đó các công trình vĩ đại được xây dựng.

Nền văn minh cho phép chúng ta trở nên hiệu quả trên quy mô lớn, thu thập lượng kiến thức khổng lồ

và lấy trí thông minh của con người và tài nguyên thiên nhiên của Trái Đất để lao động.

Nếu không có nền văn minh, phần lớn số người sẽ không bao giờ được sinh ra.

Thứ khiến cho mọi thứ cũng khá quan ngại khi mà sự sụp đổ là quy luật, không phải là ngoại lệ.

Hầu như tất cả các nền văn minh đều chấm dứt trung bình sau 340 năm.

Sự sụp đổ hiếm khi là một điều tốt cho các cá nhân.

Bản sắc văn hoá chung của họ bị phá vỡ khi tầng lớp cai trị không còn khả năng để cai quản người dân.

Kiến thức bị mất đi, mức sống đi xuống, bạo lực gia tăng và dân số sụt giảm.

Nền văn minh hoặc là biến mất hoàn toàn, bị các nền văn minh hùng mạnh hơn xâm chiếm,

hoặc là thứ gì đó mới xuất hiện, có thể với trình độ công nghệ thô sơ hơn so với trước.

Nếu đây là điều đã diễn ra trong hàng ngàn năm, chúng ta ngày nay thì sao?

Giống như người châu Âu quên mất cách xây dựng hệ thống ống nước trong nhà và làm bê tông,

liệu chúng ta có đánh mất trình độ công nghệ công nghiệp của chúng ta,

và cùng với đó là những thành tựu lớn nhất của chúng ta,

từ pizza một đô cho đến điện thoại thông minh hay là phẫu thuật mắt bằng tia laze?

Liệu chúng cũng biến mất chăng?

Ngày nay, các thành phố rộng hàng ngàn ki-lô-mét vuông, chúng ta được bay trên trời cao và liên lạc thì tức thì.

sus

Nền nông nghiệp được công nghiệp hoá với cây trồng cho năng suất cao,

máy móc hiệu quả và phân bón có hoạt tính cao nuôi sống hàng tỷ người.

Y học hiện đại giúp chúng ta có được tuổi thọ dài nhất chúng ta từng có

trong khi công nghệ bậc công nghiệp mang lại cho chúng ta mức độ thoải mái và giàu có chưa từng có,

mặc dù chúng ta chưa học được cách để đạt được chúng mà không phá hoại sinh quyển của chúng ta.

Ngày nay vẫn có những nền văn minh khác nhau cạnh tranh và cùng chung sống với nhau,

nhưng tất cả đều cùng tạo nên một nền văn minh toàn cầu đơn lẻ.

Nhưng nền văn minh toàn cầu hiện đại này còn dễ sụp đổ hơn, theo một vài cách, so với các đế chế cổ đại

bởi vì chúng ta liên kết với nhau sâu sắc hơn rất nhiều.

Sự sụp đổ của thế giới công nghiệp có nghĩa là phần lớn số người hiện đang sống sẽ chết

bởi vì không có nền nông nghiệp được công nghiệp hoá, chúng ta sẽ không thể nuôi sống họ.

Và còn một mối nguy hiểm lớn hơn:

Nhỡ sự sụp đổ có tính huỷ diệt lớn tới nỗi chúng ta không thể tái công nghiệp hoá trở lại?

Nhỡ nó phá huỷ cơ hội để chúng ta có thể tận hưởng một tương lai tươi sáng của một giống loài đa hành tinh?

Một sự sụp đổ của nền văn minh toàn cầu có thể là một thảm hoạ hiện hữu,

thứ không chỉ phá hỏng cuộc sống của những người đang sống ngày nay,

mà còn của tất cả các thế hệ tương lai mà đáng lẽ ra có thể tồn tại.

Tất cả những kiến thức chúng ta tìm ra, những công trình nghệ thuật chúng ta tạo ra,

những niềm vui chúng ta được tận hưởng sẽ mất đi.

Vậy, tất cả những điều trên có khả năng xảy ra không?

Hãy cùng bắt đầu bằng những tin tốt.

Trong khi sự sụp đổ của nền văn minh đã xảy ra thường xuyên,

không sự sụp đổ nào làm chệch hướng nền văn minh toàn cầu.

Roma sụp đổ, nhưng Vương quốc Aksum hay người Teotihuacan, và tất nhiên là Vương quốc Byzantium, tiếp nối.

Thế còn sự suy giảm dân số?

Cho đến giờ chúng ta vẫn chưa chứng kiến một thảm hoạ nào giết chết hơn 10% dân số toàn cầu.

Không đại dịch nào, không thảm hoạ thiên nhiên nào, không cuộc chiến tranh nào.

Ví dụ rõ ràng gần đây nhất về sự suy giảm dân số toàn cầu nhanh chóng là Cái Chết Đen,

một đại dịch bệnh hạch vào thế kỷ thứ 14, lan rộng khắp Trung Đông và châu Âu

và đã giết chết 1/3 dân số châu Âu và khoảng 1/10 dân số toàn cầu.

Nếu như có một sự kiện có thể gây ra sự sụp đổ của nền văn minh, đó đáng lẽ ra phải là sự kiện ấy.

Nhung ngay cả Cái Chết Đen minh chứng cho sự kiên cường của nhân loại nhiều hơn là sự mỏng manh.

Trong khi xã hội cũ bị ảnh hưởng rất lớn trong ngắn hạn,

sự mất mát mạng người và những nỗi đau khổ không có nhiều tác động tiêu cực

tới sự phát triển kinh tế và công nghệ của châu Âu trong dài hạn.

Quy mô dân số hồi phục trong 2 thế kỷ, và chỉ 2 thế kỷ sau đó, cuộc Cách mạng Công nghiệp bắt đầu.

Lịch sử chứa đầy những sự hồi sinh kỳ diệu từ những thảm kịch thảm khốc.

Lấy vụ ném bom hạt nhân xuống Hiroshima trong Thế chiến II làm ví dụ.

140,000 người đã thiệt mạng và 90% thành phố bị phá huỷ một phần hoặc biến thành đống đổ nát.

Nhưng bất chấp số phận, họ đã hồi phục một cách đáng kinh ngạc.

Dân số của Hiroshima phục hồi chỉ sau 1 thập kỷ,

và ngày này, nó là một thành phố thịnh vượng với 1.2 triệu dân.

Nhũng điều này không làm cho những sự kiện khủng khiếp ấy ít khủng khiếp hơn đối với những ai phải trải qua chúng.

Nhưng đối với giống loài chúng ta, những dấu hiệu của sự kiên cường ấy là tin tốt.

TẠI SAO SỰ HỒI SINH LÀ CÓ THỂ NGAY CẢ TRONG TRƯỜNG HỢP XẤU NHẤT

Một điểm khác biệt với những sự sụp đổ trong lịch sử là nhân loại hiện nay có khả năng huỷ diệt chưa từng có.

Những kho vũ khí hạt nhân hiện nay mạnh tới nỗi

một cuộc chiến tranh toàn cầu có thể gây ra một mùa đông hạt nhân và hàng tỷ cái chết.

Kiến thức về sinh học của chúng ta và cách để điều khiển chúng trở nên tân tiến

tới nỗi chúng ta có thể tạo ra các loại vi-rút lây lan nhanh như Coronavirus và chết người như Ebola.

Nguy cơ của những đại dịch toàn cầu là cao hơn rất nhiều so với quá khứ.

Vậy nên chúng ta có thể tự tạo ra sự sụp đổ cho chính chúng ta

và nó còn có thể tệ hơn so với những gì thiên nhiên đã gây ra, cho đến giờ.

Nhưng nếu, giả sử 99% dân số toàn cầu chết đi, liệu nền văn minh toàn cầu có sụp đổ mãi mãi?

Liệu chúng ta có thể hồi phục từ thảm kịch ấy không?

Chúng ta có vài lý do để có thể lạc quan.

Hãy bắt đầu với thức ăn.

Ngày nay có khoảng 1 tỷ người làm trong ngành nông nghiệp,

vậy nên ngay cả khi dân số toàn cầu chỉ còn 80 triệu người,

gần như chắc chắn rằng sẽ có rất nhiều người sống sót biết các sản xuất thức ăn.

Và chúng ta không cần phải bắt đầu từ con số không

bởi vì chúng ta vẫn có thể dùng những giống cây trồng hiện đại với năng suất cao.

Ngô hiện đại to gấp 10 lần so với tổ tiên hoang dã của nó.

Các giống cà chua cổ xưa chỉ to bằng hạt đậu ngày nay.

Sau nông nghiệp, bước tiếp theo của sự phục hồi là tái thiết năng lực công nghiệp

như là mạng lưới điện và dây chuyền sản xuất tự động.

Một vấn đề lớn là kinh tế quy mô của chúng ta khiến cho chúng ta không thể chỉ tiếp tục những gì chúng ta đã bỏ lại.

Rất nhiều ngành công nghiệp công nghệ cao chỉ có thể hoạt động dựa vào nhu cầu lớn

và các chuỗi cung ứng kết nối chặt chẽ giữa các lục địa khác nhau.

Ngay cả khi cơ sở hạ tầng của chúng ta không bị phá huỷ,

chúng ta sẽ bước những bước lùi lớn về mặt công nghệ.

Nhưng mà, chúng ta đang nghĩ đến những khoảng thời gian lớn hơn cơ mà.

Sự công nghiệp hoá bắt đầu khoảng 12,000 năm sau cuộc Cách mạng Nông nghiệp.

Vậy nên nếu chúng ta cần bắt đầu lại sau một sự sụp đổ nghiêm trọng,

đế tái công nghiệp hoá là không quá khó, ít nhất là trên thang thời gian tiến hoá.

Dù vậy, vẫn có một vấn đề.

Cuộc Cách mạng Công nghiệp được thúc đẩy bằng cách đốt lượng than dễ dàng tiếp cận

và hiện chúng ta vẫn rất phụ thuộc vào nó.

Nếu chúng ta dùng hết lượng than ấy, ngoài việc làm cho biến đổi khí hậu trở nên trầm trọng hơn,

chúng ta có thể cản trở khả năng tái thiết sau một cuộc khủng hoảng lớn.

Vậy nên chúng ta nên dừng sử dụng lượng than dễ dàng tiếp cận,

tích trữ nó như là một khoản bảo hiểm của nền văn minh, phòng trường hợp điều gì tồi tệ xảy ra.

Một điều nữa làm cho sự hồi phục trở nên có thể hơn

là chúng ta có lẽ sẽ giữ được phần lớn thông tin chúng ta cần để tái xây dựng nền văn minh.

Chúng ta chắc chắn sẽ mất đi rất nhiều kiến thức hàn lâm quan trọng,

đặc biệt là trong các ổ cứng mà không ai có thể đọc hay sử dụng được.

Nhưng rất nhiều kiến thức về công nghệ, khoa học và văn hoá

được chứa trong 2.6 triệu thư viện của thế giới sẽ sống sót khỏi thảm hoạ.

Những người sống sót hậu tận thế sẽ biết những gì đã từng khả thi

và có thể áp dụng kỹ thuật đảo ngược để chế tạo lại một số công cụ và máy móc mà họ tìm thấy.

Kết luận lại, mặc cho những viễn cảnh đen tối của những mối nguy thảm khốc,

bởi thiên nhiên hay được tạo ra bởi chính chúng ta, vẫn có lý do để có thể lạc quan.

Nhân loại cực kỳ kiên cường, và ngay cả trong trường hợp nền văn minh toàn cầu sụp đổ,

việc chúng ta có thể khôi phục là rất có khả năng.

Ngay cả khi rất nhiều người phải bỏ mạng hay phải chịu nhiều gian khổ.

Ngay cả khi chúng ta đánh mất những thành tựu về văn hoá và công nghệ.

Nhưng với những mối nguy ấy, sự rủi ro vẫn lớn một cách đáng sợ.

Chiến tranh hạt nhân và đại dịch nguy hiểm đe doạ nền văn minh toàn cầu tuyệt vời mà chúng ta đã dựng nên.

Nhân loại giống như một đứa thiếu niên phóng xe quanh khúc cua khuất, say xỉn và không cài dây an toàn.

Tin tốt là vẫn còn sớm để chuẩn bị cho và loại bỏ những mối nguy hiểm ấy.

Chúng ta chỉ cần hành động ngay thôi.

Chúng tôi thực hiện video này cùng với Will MacAskill, Giáo sư Triết học tại Oxford,

và là một trong những người khởi xướng phong trào Chủ nghĩa Vị tha Hiệu quả (Effective Altruism),

nói về những gì tốt nhất bạn có thể làm với thời gian và tiền bạc của bạn.

Will mới xuất bản một cuốn sách mới có tên: “What We Owe The Future” (tạm dịch: “Những Thứ Chúng Ta Mắc Nợ Tương Lai”),

nói về cách mà BẠN có thể tác động tích cực tới tương lai dài hạn của thế giới của chúng ta.

Nếu bạn thích những video của Kurzgesagt, khả năng cao là bạn sẽ thích nó.

Cuốn sách có một số lý lẽ khá phản trực giác,

như là mối nguy hiểm từ những công nghệ mới như là trí tuệ nhân tạo (AI) hay sinh học tổng hợp

ít nhất cũng nghiêm trọng không kém những mối nguy từ biến đổi khí hậu.

Hay là thế giới không chứa quá nhiều người, mà là quá ít.

Và đặc biệt là những hành động thường ngày như là tái chế hay không đi máy bay

không quan trọng bằng nơi mà bạn quyên góp hay ngành nghề mà bạn theo đuổi.

Quan trọng nhất, nó biện luận rằng, bằng cách hành động sáng suốt, BẠN có thể làm cho ngày mai tốt hơn hôm nay.

Và cách mà CHÚNG TA có thể cùng xây dựng một thế giới tươi sáng cho hàng nghìn hay hàng triệu thế hệ sau này.

Rất nhiều thứ mà chúng tôi ở Kurzgesagt thường xuyên nói đến đều được bàn luận ở đây, với nhiều chi tiết hơn.

Hãy để ý tới “What We Owe The Future” mỗi khi bạn mua sách hay sách nói nhé!

Chúng tôi đã mở khoá một nỗi sợ mới trong bạn rồi ư?

Hãy cùng chống lại nỗi sợ hiện hữu ấy bằng sự cảm kích dành cho nhân loại.

Hãy chiêm ngưỡng giống loài chúng ta đã tiến bao xa.

Những gì chúng ta đã xây nên và những nơi chúng ta sinh sống.

Hãy để Tấm Áp phích Bản đồ Thế giới mới này là một lời nhắc nhở rằng chúng ta có thể đạt được những gì.