Thế chiến của loài kiến-Kiến quân đội | Kurzgesagt

🎁Amazon Prime 📖Kindle Unlimited 🎧Audible Plus 🎵Amazon Music Unlimited 🌿iHerb 💰Binance

Video

Bản trích

Một vài nhóm không thích nghi được.

Mỗi ngày, hàng tỉ chiến binh chiến đấu trong một cuộc chiến không khoan nhượng

trên hàng ngàn chiến trường, và nó đã diễn ra trong hơn 100 triệu năm.

Thế Chiến của loài Kiến.

Kiến là sinh vật cổ đại mà đã tiến hóa khoảng 160 triệu năm trước,

và chúng chiếm hầu hết các hố tự nhiên thành công đến mức

chúng trở thành một trong những sinh vật có ưu thế nhất trên Trái Đất.

Ngày nay, người ta đã biết hơn 16,000 chủng loài khác nhau.

với hơn 10 nghìn triệu tỉ cá thể.

Tổng hợp lại, loài kiến chiếm khoảng 20% chất thải sinh học của tất cả các sinh vật sống trên cạn.

Giống với loài người, công thức thành công của chúng là sự hợp tác.

Trong khi một con kiến đơn lẻ thì khá vô dụng,

cùng nhau, chúng có thể đạt được những thành quả đáng kinh ngạc.

Chúng xây dựng những hệ thống phức tạp,

quan tâm tới chăn nuôi,

theo đuổi nông nghiệp,

hoặc có những mối quan hệ cộng sinh phức tạp.

Và, dĩ nhiên, kiến thích chiến tranh.

Thậm chí là trong cùng một loài, một tình trạng xung đột liên miên là rất phổ biến.

Những cuộc giao tranh, đột kích và xâm lược toàn tập

vẫn đang diễn ra hằng ngày, gây ra hàng triệu thương vong.

Hãy cùng tìm hiểu một vài trong số những loài thú vị nhất trong một seri video nhé.

Trong tập này, chúng ta đến với kiến quân đội - được sinh ra để gây chiến tranh.

Nhóm kiến quân đội bao gồm khoảng 200 loài khác nhau.

Kiến quân đội không xây tổ; chúng sống một cuộc sống gần như du mục

với những nhóm gồm hàng triệu cá thể.

Giết và tháo dỡ ngay lập tức các bộ phận của bất cứ loài côn trùng hay động vật có xương sống nhỏ nào chúng gặp phải.

giết và tháo dỡ ngay lập tức các bộ phận của bất cứ loài côn trùng hay động vật có xương sống nhỏ nào chúng gặp phải.

Những cuộc đi săn lớn nhất có thể giết tới 500,000 sinh vật mỗi ngày.

Một vài loài kiến quân đội chuyên săn bắt và tiêu hóa những loài côn trùng sống theo bầy

như mối, ong bắp cày và đặc biệt là những con kiến khác.

Ong bắp cày rất hung dữ và dường như bất khả xâm phạm.

Nhưng nếu một đàn kiến tìm được đường tới tổ của chúng,

chúng sẽ không còn cơ hội thoát thân.

Những con ong bắp cày to hơn và khỏe hơn có thể giết một vài trong số chúng,

nhưng cũng sẽ bị áp đảo nhanh chóng.

Cho dù ong chúa có sống sót sau cuộc tấn công,

kiến quân đội cũng sẽ nhanh chóng đánh cắp ấu trùng của tổ ong và tiêu hóa chúng.

Không có cách nào có thể phục hồi sau điều đó.

Khi kiến quân đội phát hiện ra một đàn kiến khác, chúng ngay lập tức tấn công.

Bây giờ, bạn có thể nghĩ đây sẽ là một cuộc chiến cân sức hơn, nhưng không hề.

Bởi vì mỗi con kiến quân đội đóng vai trò như một đơn vị xã hội,

chúng thực sự nguy hiểm và hiệu quả.

Hầu hết kiến quân đội đều không phải các cá thể ấn tượng,

nhưng chúng có thể áp đảo nạn nhân của chúng với số lượng tuyệt đối,

trước khi tổ của nạn nhân có thể thiết lập một hàng phòng thủ hiệu quả.

Vì vậy, các cuộc xâm lược thường có xu hướng chiến thắng nghiêng về kẻ tấn công,

và tổ của con mồi thì thường bị thiệt hại nặng nề,

hoặc là bị xóa sổ.

Thú vị ở chỗ, các đàn kiến quân đội không tấn công lẫn nhau.

Khi 2 đàn chạm trán nhau trong tự nhiên,

chúng hoặc là đi qua nhau, mặc kệ đàn còn lại,

hoặc là cả 2 đàn chỉ bỏ đi.

Điều mà rất hợp lý dựa trên nền tảng tiến hóa.

Nếu kiến quân đội đánh với đội quân kiến khác

chúng đã rất có thể xóa sổ lẫn nhau hàng triệu năm trước rồi.

Thực tế là, chúng gây sự chết chóc nhiều đến mức các loài kiến khác phải chuyên hóa

để sống sót sau các cuộc tấn công.

Nhiều loài chỉ hoảng loạn và dời tổ đi sau khi chúng nhận ra một đàn kiến quân đội

mang đi nhiều ấu trùng nhất có thể,

để trở lại và xây lại tổ sau cuộc tấn công.

Một vài loài khác đã phát minh ra những “boongke sống”, vì đánh nhau thì chỉ thiệt thân.

Chúng có những nhóm kiến thợ mà có những cái đầu hình vuông lớn.

Khi kiến quân đội xuất kiện,

chúng sử dụng cái đầu ấy để chặn đường vào tổ,

khiến kẻ xâm lược sẽ phải bỏ cuộc sau một hồi cố gắng tấn công.

Nhưng, không phải tất cả mọi loài đều sợ kiến quân đội.

Kiến cắt lá đã hình thành một trong những xã hội lớn và phức tạp nhất

trong tất cả các loài động vật trừ con người.

Chúng sống trong những cái tổ rộng lớn, sâu và rộng hàng mét.

bao gồm hàng triệu cư dân với một sự phân chia lao động phức tạp.

Như những chiến binh khổng lồ - lớn hơn so với kiến thợ gấp 100 lần,

mục đích duy nhất của chúng có vẻ là bảo vệ tổ khỏi kiến quân đội.

Tuy nhiên chúng vẫn có kẻ thù.

Thức ăn của loài kiến quân đội Nomamyrmex esenbekii

hầu hết là ấu trùng của các loài kiến khác.

So với các loài kiến quân đội khác, chúng có một lực lượng mạnh mẽ hơn.

Cho tới bây giờ, chúng là loài duy nhất có thể tấn công thành công một tổ kiến cắt lá trưởng thành.

Khi chúng tìm thấy một tổ kiến cắt lá, hàng trăm nghìn con cùng tấn công theo một hàng dài.

Thời điểm mà kiến cắt lá nhận ra cuộc tấn công của kiến quân đội, chúng đưa vào trạng thái khẩn cấp.

và ngay lập tức cảnh báo cho kiến lính, những cá thể ngay lập tức tràn vào chiến trường.

Một chiến trường đầy đủ có thể rộng vài mét, và sâu tới một mét.

Kiến lính cắt lá đánh trực diện với kiến quân đội,

khóa chặt chúng lại, và cố gắng cắt đầu của chúng.

Những kiến cắt lá thợ giúp bằng việc giữ kẻ thù.

Các đội nhỏ thực hiện các cuộc tấn công phía sau tiền tuyến,

nơi chúng hạ bệ kẻ thù bằng cách xé toạc chân khỏi cơ thể.

Những kẻ tấn công, trong lúc đó, cố gắng áp đảo lính nạn nhân của chúng,

và chích chúng đến chết theo đàn.

Mặc dù có hệ thống phòng thủ mạnh mẽ, và phản hồi nhanh chóng,

kiến quân đội vẫn vượt trội về mặt quân số.

Vì vậy, không cần biết trận chiến có thắng hay không, kiến cắt lá chuẩn bị cho tình huống xấu nhất.

Kiến thợ nhanh chóng dựng rào chắn,

và khóa nhiều lối đi vào tổ của chúng nhất có thể để bảo vệ con non.

Nếu kiến cắt lá không thể đẩy lùi kẻ xâm lược,

hay ít nhất là lập đủ rào chắn trong lúc đó,

kiến quân đội sẽ tràn vào tổ, chạy khắp các ngõ ngách.

Chúng luồn sâu vào những lối đi bí mật,

và ăn cắp hàng chục nghìn con non của kiến cắt lá để ăn.

Ngay cả khi tổ kiến cắt lá sống sót, đó cũng là một thiệt hại lớn.

Và dù bất kể ai thắng, hàng nghìn kiến cũng đã chết trên chiến trường.

Khi kiến quân đội tấn công, cái chết theo sau chúng.

Nhưng, có những loài hình thành những đội quân kiến nguy hiểm hơn nhiều.

Những loài hình thành những siêu tổ kiến, bao phủ hàng nghìn kilômét vuông.

khắp nhiều lục địa, gây ra những cuộc chiến rộng hàng kilômét.

Chúng xứng đáng có video của riêng mình.

Không kể đến quy mô, chiến tranh là một phần trong sự tồn tại của loài kiến,

cho dù là giữa hai tổ lớn hay những nhóm nhỏ cố gắng đột kích nhau,

không chỉ trong những rừng mưa nhiệt đới, mà trong cả những vết nứt xi măng mà chúng ta bước lên hằng ngày.

Con người đã quyết định rằng chiến tranh không phải là thứ họ muốn tiếp tục nữa.

Tuy nhiên, với kiến, những con khác luôn luôn là kẻ thù.

Không, chỉ là một vài nhóm không thích nghi được.

Nếu bạn chưa hiểu đủ về kiến, chúng tôi đang phát triển phần 2 trong sê-ri Kiến

ngay bây giờ với sự trợ giúp từ CuriosityStream.

CuriosityStream là một dịch vụ phát trực tuyến với hàng nghìn phim tài liệu,

và những tiêu đề phi giả tưởng.

người xem kurgesagt có thể truy cập: curiositystream.com/kurzgesagt​

để được xem thử miễn phí 31 ngày với các phim như “Thế giới Lớn trong một khu vườn Nhỏ”

một phim tài liệu nhìn sâu hơn vào thế giới côn trùng quanh ta.

Hoặc các phim tài liệu khác được xây dựng bởi Stephen Hawking, David Attenborough

và nhiều hơn nữa, tất cả đều có thể xem offline.

Khi bạn thử xong, đăng ký sẽ có giá 2.99 đô một tháng.

CuriosityStream cũng được thành lập bởi người sáng lập Kênh Discovery,

với những phim tài liệu về khoa học, thiên nhiên, lịch sử, công nghệ, và lối sống.

Nó là một cách tuyệt vời để xem những video thú vị trong khi vô tình học được nhiều thứ.

Cảm ơn rất nhiều những người bạn ở CuriosityStream đã ủng hộ nỗi ám ảnh về kiến của chúng tôi.

và khiến cho những dự án đầy tham vọng như thế này khả thi.

Nhớ theo dõi phần 2 nhé,

và truy cập curiositystream.com/kurzgesagt để thử miễn phí.