Thực tế có thực sự tồn tại? Lập luận mô phỏng. | Kurzgesagt

🎁Amazon Prime 📖Kindle Unlimited 🎧Audible Plus 🎵Amazon Music Unlimited 🌿iHerb 💰Binance

Video

Bản trích

Loài người chúng ta không thể cảm nhận nguyên vẹn vũ trụ này được.

Các giác quan và não bộ của ta chỉ có thể xử lí một phần nhỏ của thế giới.

Vì vậy chúng ta phải dùng khái niệm và công cụ để tìm hiểu bản chất của thực tại.

Công nghệ phát triển không chỉ mở rộng kiến thức của chúng ta về vũ trụ,

nó còn giúp ta nhận ra những khả năng bất an.

Trong tương lai, việc mô phỏng cả vũ trụ có thể trở thành hiện thực.

Nhưng nếu nó có thể xảy ra, làm sao chúng ta biết nó đã không xảy ra rồi?

Biết đâu chúng ta không phải là Đấng sáng tạo,

mà là tạo vật?

Có khi nào chúng ta không phải thật, và chúng ta còn chẳng biết điều đó.

Nếu những hiểu biết hiện tại về vật lý của ta là đúng,

thì không thể nào mô phỏng cả vũ trụ với hàng tỷ tỷ vật được.

Nhưng thật ra chúng ta cũng không cần làm như vậy.

Chúng ta chỉ cần đủ vũ trụ để lừa cư dân trong thế giới ảo của ta nghĩ rằng họ là thật là được.

Cần gì hàng tỷ ngân hà?

Chúng ta chỉ cần không gian đối tượng của ta được phép khám phá.

Jake: Vũ trụ rộng lớn có thể chỉ là một hình chiếu phẳng,

họ sẽ không có cách nào để biết cả.

Còn những thứ nhỏ như tế bào hay vi khuẩn thì sao?

Ta không thật sự cần chúng.

Khi bạn dùng kính hiển vi,

thứ bạn thấy có thể được tạo ngay lúc đó.

Nguyên tử cũng vậy.

Cái ghế bạn hiện đang ngồi lúc này

không cần phải được mô phỏng với cả tỷ nguyên tử.

Ta chỉ cần lớp ngoài cùng của nó.

nó có thể rỗng bên trong,

cho đến khi bạn phá nó ra.

Có thể cơ thể bạn cảm giác như chứa đầy những thứ đang sôi sùng sục,

nhưng nó cỏ thể trống không,

cho đến khi bạn mở nó ra.

Yêu cầu tối thiểu cho mô phỏng của chúng ta

chỉ là nhận thức của những con người ảo.

Đối tượng của ta chỉ cần nghĩ thế giới của họ là thật.

OK, vậy chúng ta có đang bị mô phỏng không?

Cũng có thể, nhưng có vài điều kiện cần phải thỏa đã.

Dĩ nhiên, chúng tôi không có thẩm quyền trong chủ đề này

nên đừng quá tin những gì chúng tôi nói.

Phỏng theo một bản sửa đổi của lập luận mô phỏng bởi Nick Bostrom,

chúng tôi có 5 giả định cho bạn.

Nếu chúng đúng, thì bạn đang sống trong thế giới mô phỏng.

Giả định 1:

Ta có thể mô phỏng ý thức

Không ai biết ý thức là gì cả.

Để có thể tranh luận,

hãy giả định chúng ta có thể tạo ý thức bằng cách mô phỏng một bộ não.

Bộ não khá là phức tạp.

Jake: Nếu bạn xem mỗi tương tác giữa khớp thần kinh là một tác vụ,

não của bạn chạy với tốc độ 10^17,

hay một trăm triệu tỷ tác vụ, mỗi giây.

Cứ cho dư dả là chúng ta cần 10^20 tác vụ

để mô phỏng một giây ý thức một người.

Nhưng chúng ta đâu muốn mô phỏng chỉ 1 người,

chúng ta muốn mô phỏng cả lịch sử loài người cùng một lúc

để ta có thể tua đi tua lại được.

Hãy cho là chúng ta muốn mô phỏng 200 tỷ người, với tuổi thọ trung bình 50 năm.

1 năm có 30 triệu giây, nhân 50 năm,

nhân 200 tỷ người, nhân 10^20 tác vụ…

Vậy chúng ta cần 1 siêu máy tính có thể xử lý một triệu tỷ tỷ tỷ tỷ tác vụ, mỗi giây.

Nhiều tác vụ hơn số sao trong vũ trụ nhìn được này.

Một máy tính như thế là bất khả thi.

Trừ phi… biết đâu nó khả thi?

Giả định 2:

Công nghệ sẽ còn phát triển lâu dài

Nếu ta giả định sự phát triển công nghệ

sẽ tiếp tục theo chiều hướng từ xưa tới nay,

thì một lúc nào đó sẽ có những thiên hà

với nền văn minh có khả năng tính toán vô hạn.

Những sinh vật với nền công nghệ tiên tiến đến mức

ta gần như không phân biệt được họ với thần thánh.

Một máy tính có thể xử lý một triệu tỷ tỷ tỷ tỷ tác vụ

khá là đáng kể đấy

nhưng đã có ý tưởng cho máy tính có thể xử lý ở mức này.

“Bộ não Matryoshka” là một siêu công trình lý thuyết

làm từ hàng tỷ mảnh xung quanh một ngôi sao,

lấy năng lượng từ bức xạ của nó.

Một máy tính tầm cỡ này sẽ có đủ năng lượng để mô phỏng hàng ngàn,

thậm chí là hàng triệu nhân cách cùng một lúc.

Những công nghệ khác, như máy tính lượng tử cao cấp

sẽ giúp thu nhỏ kích thước đáng kể,

nên ta có thể sẽ thực hiện việc này với một công trình cỡ một thành phố lớn

hoặc nhỏ hơn nữa.

Nhưng chỉ khi còn ai đó để xây cỗ máy này.

Giả định 3:

Những nền văn minh tiên tiến không tự hủy diệt nó.

Nếu có một thời điểm mà tất cả nền văn mình đều tự hủy diệt chính mình,

thì cuộc tranh luận này kết thúc ở đây.

Nhìn vào không trung,

bạn nghĩ là sẽ nhìn thấy một vũ trụ với hàng triệu nền văn minh ngoài Trái Đất.

nhưng ta không thấy ai cả.

Nguyên nhân của việc này có thể là do các “Rào cản lớn”

“Rào cản lớn” là những trở ngại mà sự sống phải vượt qua,

như chiến tranh hạt nhân, thiên thạch, biến đổi khí hậu, hay lỗ đen.

Nếu sự sống vốn mang tính tự diệt, thì sẽ không có mô phỏng nào cả.

Chúng tôi đã giải thích việc này chi tiết hơn trong video về “Nghịch lý Fermi”.

Giả định 4:

Những nền văn minh siêu hiện đại muốn chạy mô phỏng

Khi ta nói đến văn minh hậu nhân loại,

chúng ta không biết họ như thế nào cả.

Cho rằng chúng ta biết những sinh vật quyền lực như thần muốn gì… thì khá là tự kiêu đấy.

Hãy tưởng tượng con kiến thông minh nhất Trái Đất sống kế bên một công viên giải trí.

Nó tò mò muốn biết con người muốn gì,

nên bạn cố giải thích cho nó.

Đáng tiếc là con kiến không thể hiểu được.

Khái niệm về tàu lượn, xếp hàng, ngày nghỉ hay vui vẻ

không có nghĩa gì đối với một con kiến sống đời sống của kiến cả.

Nó cũng tương tự với chúng ta và sinh vật hậu nhân loại.

So với họ, chúng ta là kiến.

Chạy mô phỏng cho vui hay vì khoa học

có thể là một ý tưởng ngu xuẩn đối với họ.

Nhưng, nếu họ muốn chạy mô phỏng vì lý do nào đó

và cả giả định 1 đến 3 đều là thật,

thì có tỷ lệ hơn 0 là bạn đang sống trong một thế giới mô phỏng.

Giả định 5:

Nếu có nhiều mô phỏng, bạn rất có thể đang sống trong một mô phỏng.

Nếu có thể mô phỏng một nền văn minh,

thì chắc hẳn sẽ có rất nhiều nền văn minh như vậy.

Suy cho cùng, chúng ta cho rằng sinh vật hậu nhân loại

dùng được máy tính mạnh vô hạn.

Vậy nếu họ chạy mô phỏng,

sẽ tiện hơn nếu họ chạy hàng triệu hay hàng tỷ lần.

Nếu có hàng tỷ vũ trụ được mô phỏng,

thì sẽ có khoảng hàng tỷ tỷ tỷ sinh vật có ý thức được mô phỏng.

Nghĩa là hầu hết các sinh vật có ý thức tồn tại xưa nay

là được mô phỏng.

Vậy, với mỗi sinh vật có ý thức bằng xương bằng thịt,

sẽ có hàng tỷ sinh vật mô phỏng tương ứng.

Jake: Vì chúng ta không có cách nào để biết mình là mô phỏng hay không,

trong trường hợp này, tỷ lệ bạn là một trong số

999.999.999 sinh vật mô phỏng

khá là cao đấy.

Vậy cái mà bạn cho là thực tế

có thể không có thật tí nào.

Bạn rất có thể

là mô phỏng thôi.

Tất cả điều này đều dựa trên rất nhiều giả định chúng ta hiện chưa kiểm chứng được.

Nên rất nhiều nhà khoa học phản đối thí nghiệm giả tưởng này.

Vậy đừng thử đốt nhà của bạn để xem có lỗi không nhé.

Nếu bạn là mô phỏng, mọi chuyện không thay đổi mấy.

Bạn có thể trên một hành tinh du hành xuyên khoảng không vô tận,

hay là một mô phỏng trong một máy tính.

Sự tồn tại của bạn không trở nên đáng sợ hay kỳ dị hơn tí nào cả.

Chúng ta chỉ có thể cố sống cho tốt, và tận hưởng cuộc sống thôi.

Và hy vọng rằng nếu chúng ta thật sự là mô phỏng trong một siêu máy tính,

đừng có ai vướng phải sợi dây điện.

Ối!

Ơ..

Ôi trời!

Tôi nghĩ tôi lỡ làm đứt dây máy mô phỏng rồi.

Nhưng nếu nó không có nghĩa gì hết thì sao?

Nếu ta đang trong một mô phỏng ngay lúc này?

Nếu bạn… là một mô phỏng?

Jake từ VSauce3 đang xem xét chuyện này.

Hãy nhấn vào đây để xem video của anh và đăng ký theo dõi kênh của anh ấy.

Sao bạn còn ở đây?!

Qua kênh VSauce3, xem video và đăng ký theo dõi đi.

Chúng tôi hứa nó đáng thời gian của bạn đấy!