Iraq được giải thích - ISIS, Syria và Chiến tranh. | Kurzgesagt

🎁Amazon Prime 📖Kindle Unlimited 🎧Audible Plus 🎵Amazon Music Unlimited 🌿iHerb 💰Binance

Video

Bản trích

Ôi trời… Khi bạn nghĩ vấn đề ở Iraq đã được giải quyết

vì lâu nay nó không được nhắc đến,

thì tất cả mọi thứ trở lại với sự hỗn loạn, chết chóc và khủng bố.

Chuyện gì đã xảy ra?

Năm 2003, Mĩ xâm lược Iraq vì bị các buộc có liên kết với các tổ chức khủng bố

và sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Vào thời điểm đó, kẻ độc tài Saddam Hussein đang thống trị đất nước.

Ông là thuộc dòng thiểu số Sunni

và đàn áp dòng Shia chiếm đa số

Iraq đã thât bại khá nhanh chóng,

nhưng Mĩ lại không biết làm gì với đất nước này trong tương lai.

Những người theo dòng Shia bị đàn áp lúc đó lên nắm quyền

và đàn áp lại người theo dòng Sunni,

bởi vì đàn áp tín ngưỡng khác được coi là một ý tưởng hay. [Mỉa mai]

Dẫn đến các phiến quân dòng Sunni bắt đầu nổi dậy,

và các tổ chức khủng bố, như al-Qaeda, len lỏi vào Iraq

và các lực lượng địa phương, thường là các quân đội phong trào Sunni cũ,

bắt đầu chống lại quân Mĩ và quân chính phủ Iraq lâm thời,

đỉnh điểm là cuộc nội chiến đẫm máu vào năm 2006.

Kể từ đó, người dân ở Iraq cơ bản là bị được ngăn cách bởi tôn giáo.

Vậy nên, mỉa mai thay, cuộc xâm lược của Mĩ dẫn đến sự hình thành của

chính chủ nghĩa khủng bố mà Mĩ muốn tiêu diệt ngay từ đầu,

vì Iraq giờ là bãi tập tuyệt vời cho chủ nghĩa khủng bố.

Để hiểu mâu thuẫn phức tạp này rõ hơn, ta cần phải hiểu

mối quan hệ giữa hai nhánh chính của đạo Hồi:

Dòng Shia và dòng Sunni

Dòng Sunni chiếm 80% trong đạo Hồi và dòng Shia chiếm 20%.

Và những kẻ cực đoan ở hai dòng không có thích nhau cho lắm.

Ả Rập Saudi và Iran là hai nước mạnh nhất trong trận chiến tín ngưỡng này.

Cả hai nước không có khác biệt về thể chế, tôn giáo, các vấn đề đối nội

và có rất nhiều tiền bán dầu.

Hai nước đều ủng hộ các nhóm chống lại phong trào tôn giáo còn lại.

Một trong những tổ chức khủng bố được tài trợ bởi Ả Rập Saudi

là Nhà nước Hồi giáo Iraq, hay gọi tắt là ISI

Năm 2010, khi phong trào mùa xuân Ả Rập diễn ra

Và thay đổi hoàn toàn tình hình ở Trung Đông

Ở Syria, độc tài Bashar al-Assad không nghĩ đến việc từ chức

và châm ngòi cho cuộc nội chiến đẫm máu chống lại nhân dân

Cuộc chiến càng kéo dài, càng nhiều lực lượng ngoại quốc tham gia vòng chiến,

hầu hết là vì lí do tôn giáo.

và với mục tiêu thành lập nhà nước Hồi giáo trong khu vực.

Trong đó có tổ chức ISI khét tiếng, giờ đã trở thành

Nhà nước Hồi giáo tại Iraq và Syria, hay còn gọi là ISIS (Islamic State of Iraq and Syria)

Chúng tham chiến ở Iraq nhiều năm,

và có hàng ngàn binh lính thiện chiến và cực đoan.

Chúng đã gần như kiểm soát phần lớn phía bắc Iraq

và quyết tâm xây dựng đất nước Hồi giáo của chúng.

Và chúng thay đổi cục diện ở Syria một cách bất ngờ.

ISIS tàn bạo và cực đoan đến mức chúng nhanh chóng

tuyên chiến với tất cả phe nổi loạn ở Syria

Chúng tấn công và giết hàng loạt thành viên các tổ chức Hồi giáo khủng bố khác.

Trong lãnh thổ bị chiếm đóng, chúng dựng lên chính quyền Hồi giáo (IS – Islamic state)

với luật lệ hà khắc khiến cả những kẻ cực đoan của al-Qaeda và Ả Rập Saudi

cũng phải bất ngờ và rút hỗ trợ cho IS.

ISIS bị cáo buộc trách nhiệm cho hàng loạt vụ thảm sát dân thường,

vô số vụ đánh bom tự sát, bắt cóc phụ nữ và trẻ em,

xử tử tù nhân và chém đầu.

Đủ thể loại kinh dị chúng tôi không muốn minh họa ở đây.

Và tập hợp những con người ĐÁNG QUÝ này quyết định đã đến lúc

lấn sâu vào lãnh thổ Iraq

Từ khi Mĩ rời Iraq, thủ tướng dòng Shia, Nouri al-Maliki,

đã độc chiếm quyền lực và thực hiện phân biệt tôn giáo với dòng Sunni bất cứ lúc nào có thể

Chính phủ Iraq bị coi là tham nhũng, bất lực,

và phần lớn người dân căm phẫn.

Quân đội Iraq, gồn 300,000 quân lính,

được xây dựng bởi 25 tỉ USD tiền thuế của Mĩ,

nhưng lạikhông trung thành với chính phủ

và đã đầu hàng hoặc giải tán, bỏ rơi hết thành phố này đến thành phố khác.

Vì ISIS tuyên bố rằng bất cứ ai chống lại chúng sẽ bị giết,

và chúng đã chứng minh rằng chúng không đùa.

Đến tháng 6 năm 2014, chúng đã chiếm một phần lớn lãnh thổ Iraq,

kể cả Mosul, thành phố lớn thứ 2 Iraq.

Chúng cướp hàng trăm triệu từ các ngân hàng bị chiếm giữ,

giúp chúng trở thành tổ chức khủng bố giàu nhất Thế giới.

Và chúng đang ra sức thành lập

một nhà nước tôn giáo thời trung cổ.

Iran và Mĩ đang cân nhắc hợp tác để chống lại tổ chức này.

Tình hình nghiêm trọng đến vậy đó.

Các sự kiện diễn ra ở Iraq cho thấy việc bóc lột những con người thua trận,

từ chối trao quyền lực, đảm bảo điều kiện sống và khả năng tái thiết đất nước

sẽ chỉ gieo mầm cho những cuộc xung đột tiếp theo.

Bằng cách nào đó, chúng ta phải phá vòng luẩn quẩn này.

Phụ đề được thực hiện bởi: vtc