BẠN Có Thể Ngăn Chặn Biến Đổi Khí Hậu Không? | Kurzgesagt

🎁Amazon Prime 📖Kindle Unlimited 🎧Audible Plus 🎵Amazon Music Unlimited 🌿iHerb 💰Binance

Video

Bản trích

Chưa bao giờ trong lịch sử loài người chúng ta lại giàu có, tiến bộ và quyền lực như bây giờ.

Tuy vậy, ta lại cảm thấy choáng ngợp trước sự thay đổi chóng mặt của biến đổi khí hậu.

Nó có vẻ đơn giản trên bề nổi.

Khí nhà kính giữ lại năng lượng từ mặt trời và chuyển nó vào trong bầu khí quyển của chúng ta.

Điều này dẫn đến mùa đông ấm hơn, mùa hè oi bức hơn.

Những nơi khô càng khô hơn, ướt càng ướt hơn.

Vô vàn hệ sinh thái sẽ chết trong khi mực nước biển dâng cao dần và nhấn chìm các thành phố chúng ta xây.

Vậy sao chúng ta không… ngăn chặn tất cả điều đó?

Ừ thì, nó phức tạp lắm.

Các cuộc tranh luận về việc ngăn chặn biến đổi khí hậu thường chỉ tập trung vào một vài khía cạnh quan trọng

như nhà máy than, xe hơi hay sự ợ chua của bò.

Vì vậy giải pháp thường đơn giản

  • pin mặt trời, đạp xe đi làm,

hay thứ gì đó bền vững.

Và một chủ đề quan trọng là trách nhiệm cá nhân.

BẠN nên thay đổi lối sống như thế nào để ngăn chặn biến đổi khí hậu, ta sẽ tìm hiểu điều đó

trong vài phút sắp tới.

Đây là một trong những video mà chúng tôi khuyến khích bạn xem đến cuối,

vì để bàn về những giải pháp thực tiễn, đầu tiên ta cần hiểu được vấn đề đã.

Người dịch: Thiên Phúc

Một Bức Tranh Toàn Cảnh

Nền xã hội công nghiệp hiện đại mà ta đã xây dựng trong 150 năm qua thực chất rất nguy hiểm với

Trái Đất.

Về cơ bản, tất cả mọi thứ ta làm để khiến cuộc sống đơn giản, an toàn và thoải mái hơn

đang làm tổn hại đến sinh quyển.

Thức ăn ta ăn, con đường ta đi, quần áo ta mặc, thiết bị ta dùng,

cách ta đi lại và bầu không khí thoải mái ta tự tạo ra ở xung quanh.

Trong khi hầu hết mọi người đều biết về tác động nghiêm trọng của năng lượng, thịt bò, xe hơi và máy bay,

những nguyên nhân gây ô nhiễm lớn gần như không được nhắc tới.

Khí thải bốc lên từ các bãi rác nhiều ngang ngửa tất cả máy bay

trên trời.

Ngôi nhà chúng ta thải ra nhiều CO2 hơn tất cả xe hơi cộng lại.

Và khí thải phát sinh khi sản xuất một chiếc xe hơi bằng với việc xây dựng chỉ

2 mét đường.

Vì vậy việc chuyển sang xài ô tô điện chả có ý nghĩa gì nếu ta cứ tiếp tục xây dựng

đường xá.

Sửa đổi một bộ phận nhỏ của hệ thống công nghiệp là chưa đủ.

Mỗi bộ phận như vậy cần có giải pháp riêng và phần lớn trong số chúng không hề

rõ ràng.

Nhưng ngay cả khi ta biết phải làm gì, chỉ vì một giải pháp tồn tại không có nghĩa rằng ta

đủ khả năng hoặc sẵn sàng thực thi nó.

Còn nhiều vấn đề mơ hồ trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, mà nổi bật nhất là

sự phân chia giai cấp giàu và nghèo.

Khí thải và nạn nghèo

Có một sự liên hệ rõ ràng giữa sự phồn thịnh của một quốc gia và khí thải carbon của nó.

Nói cách khác, người giàu thường gây ra nhiều khí thải hơn.

Vậy chìa khóa để chống biến đổi khí hậu đơn giản là khiến giới nhà giàu cắt bớt

lối sống xa hoa của họ phải không?

Dù việc này có ích nhưng nó sẽ không khiến vấn đề biến mất.

Bởi vì 63% khí thải toàn cầu đến từ những quốc gia đang phát triển.

Những quốc gia nơi con người không sống xa hoa nhưng đang cố gắng để vượt khỏi nghèo khó

hoặc đang hưởng một cuộc sống bình thường, thoải mái.

Một sự thật đáng buồn là, hiện tại, việc thoát khỏi tầng lớp hạ lưu và lên tầng lớp trung lưu

chắc chắc sẽ tạo ra khí thải.

Vậy nên việc kêu gọi các nước đang phát triển giảm bớt khí thải không khác gì đang kìm hãm họ xuống.

Sẽ rất khó để kêu gọi một quốc gia bảo vệ rừng nguyên sinh và dành tiền mua pin mặt trời

thay vì đốt gỗ, nếu quốc gia đó thậm chí còn chưa đáp ứng được các nhu cầu cơ bản

cho người dân của họ.

Vì vậy, cắt giảm không phải là một yêu cầu phổ biến, nhất là với những quốc gia làm giàu bằng việc

gây tổn hại đến môi trường trong quá khứ.

Đối với hàng tỉ người, nhiều khí thải hơn lại là một việc tốt.

Nếu ta quên điều này, ta sẽ đề xuất ra những giải pháp không thực tiễn.

Ví dụ như bê tông.

8% trong tổng số khí thải CO2 được thải ra từ nền công nghiệp chế tạo bê tông.

Ok, ngừng sử dụng bê tông thôi, phải không?

Nhưng hiện tại, bê tông là vật liệu rẻ và là cách đơn giản nhất để xây dựng nhà cửa

trong những quốc gia đang phát triển.

Còn nhiều ví dụ khác cũng như vậy.

Kể cả những quốc gia giàu có cũng không tránh khỏi bất đồng quan điểm về giải pháp cho biến đổi khí hậu.

Việc cấm than, gas và dầu chưa thể thực thi được vì ta không biết

dùng gì thay cho chúng.

Công dân thường rất phản đối nhà máy hạt nhân nhưng đồng thời họ cũng ghét việc xây các nhà máy năng lượng gió hay mặt trời

trong sân sau nhà họ.

Về mặt lí thuyết, tất cả những vấn đề này đều có thể được giải quyết - nhưng có những thứ ta không biết

làm sao để giải quyết cả.

Vấn đề nan giải nhất là đồ ăn.

Khí thải hoặc Chết

Sớm thôi, ta sẽ phải nuôi 10 tỉ miệng ăn, và ta không biết cách nào làm điều đó nếu không

thải ra các khí thải nhà kính.

Vì bản chất cần phân bón trong quy trình sản xuất thức ăn hiện đại, việc tạo ra

nguồn thức ăn không khí thải là bất khả thi.

Riêng cơm mỗi năm đã thải ra lượng khí metan bằng với lượng khí thải ra từ tất cả phương tiện

trên đường hàng không toàn thế giới.

Tệ hơn là những món ăn ta thích nhất lại thải ra nhiều khí nhất.

57% khí thải thực phẩm đến từ thực phẩm có nguồn gốc động vật, mặc dù chúng chỉ chiếm 18% lượng calo

và 37% lượng protein trên toàn thế giới.

Và khi con người ngày càng giàu hơn, ta càng muốn ăn nhiều thịt hơn.

Những thực đơn truyền thống trong đa số nền văn hóa thường có món rau là chính kèm một ít thịt.

Nhưng với sự phát triển của nền công nghiệp sản xuất thịt và các xí nghiệp chăn nuôi, thịt đã trở thành

một món ăn quan trọng, một sự say mê không thể thiếu trong các nước phát triển, và là biểu tượng của địa vị xã hội và sự giàu có

trong các nước đang phát triển.

Ngày nay khoảng 40% phần đất liền có thể sống được trên Trái Đất được sử dụng để sản xuất thịt,

bằng tổng diện tích Bắc và Nam Mỹ cộng lại.

Ta có thể dùng phần đất này để chừa chỗ cho các hệ sinh thái trong tự nhiên hồi phục,

như rừng rậm Amazon để hút bớt khí carbon trong bầu khí quyển, tuy vậy ta lại dùng nó

để nuôi động vật.

Những giải pháp hiện tại làm tất cả mọi người trong phổ chính trị,

dù giàu hay nghèo, không hài lòng.

Thịt thường mang theo nhiều cảm xúc và có rất nhiều quan điểm gây tranh cãi,

ví dụ như so sánh nó với những nguồn khí thải tệ nhất.

Tóm lại thì nó cũng đơn giản: ăn ít thịt hơn không giúp ngăn chặn biến đổi khí hậu,

nhưng ta cũng không thể ngăn chặn biến đổi khí hậu nếu không ăn ít thịt hơn.

Điều đó cũng đúng cho những thứ ít quan trọng hơn với sự sống của ta

nhưng đơn giản là không bỏ được.

Như du lịch hàng không, vận chuyển qua biển, và sự sản xuất các thiết bị

để xem YouTube.

Điều này nghĩa là gì?

Liệu ta có phải từ bỏ lối sống hiện tại? Liệu tầng lớp hạ lưu không được phép phát triển?

Liệu có công nghệ nào giúp ta tiếp tục lái xe và ăn thịt

mỗi ngày?

Giải pháp vs Chi phí

Về lí thuyết, công nghệ này đã tồn tại: Hút Trực Tiếp Khí CO2 từ không khí

và lưu trữ nó dưới lòng đất hoặc đóng gói thành những sản phẩm.

Vậy sao ta lại chưa áp dụng nó trong tất cả ngành công nghiệp ở tất cả mọi nơi?

Vì với công nghệ ta có hiện tại, việc này sẽ tốn khoảng 10 nghìn tỷ đô

mỗi năm, bằng một nửa GDP nước Mỹ.

Số tiền này phải đến từ đâu đó và hiện tại không ai cung cấp cả.

Nếu bắt các nhà máy thép hay xưởng sản xuất than cung cấp số tiền này

thì sản phẩm của chúng sẽ tăng giá gấp đôi

  • và những ngành công nghiệp vốn vận hành

với rất ít lợi nhuận này sẽ phá sản.

Bắt chính quyền chi trả nghe có vẻ hợp lí nhưng nguồn lực của nhiều bang đang đổ vào những thứ

trái ngược lại hoàn toàn, như trợ cấp cho dầu và gas.

Điều này nghe hơi mâu thuẫn nhưng nó có những động lực rõ ràng.

Bằng việc chủ động giữ giá xăng dầu thấp, chi phí vận chuyển và các sản phẩm thông dụng

sẽ rất rẻ.

Điều này có tác động xã hội to lớn với hàng tỉ người khắp thế giới.

Điều đó tạo những động lực chính trị to lớn để duy trì vòng lặp này và khiến việc cắt giảm

bớt nhiên liệu hóa thạch rất khó.

Trong khi đó, những giải pháp đắt đỏ cho một vấn đề xa vời như hút bớt khí carbon thường được hoãn lại

vì thực tế thì chả ai được hưởng lợi từ nó ngay lúc này cả.

Vài người nói rằng xóa sổ chủ nghĩa tư bản là giải pháp duy nhất cho mớ hỗn độn này, số khác

cho rằng thị trường nên được nới lỏng, hạn chế bất cứ sự can thiệp nào như tiền trợ cấp,

một số còn cho rằng chúng ta cần sự “thoái hóa” và đi lùi lại bước thang của sự phát triển

với tư cách là một giống loài.

Nhưng sự thật là hiện nay, chưa có một hệ thống chính trị nào làm tốt việc phát triển bền vững

và cũng chưa hệ thống nào làm được điều đó trong quá khứ.

Ta cũng không có thời gian để làm nhiều cuộc thử nghiệm và tìm giải pháp.

Ta cần áp dụng các giải pháp ngay bây giờ.

Không chỉ để tạm ngưng sự thải ra các khí nhà kính

mà còn giảm lượng CO2 trong không khí.

Không thể chỉ chắp vá lại mọi thứ, ta phải chủ động sửa chữa những lỗi lầm trong quá khứ.

Mỗi năm trôi qua, những thay đổi sẽ dữ dội hơn và không thể tránh khỏi.

Ok.

Hãy hít một hơi thật sâu.

Biến đổi khí hậu và thế giới chúng ta sống khá phức tạp.

Và đây là lúc BẠN, khán giả thân mến, xuất hiện.

BẠN có thể giúp thay đổi khí hậu không?

Một quan niệm phổ biến ngày nay là tất cả chúng ta đều có trách nhiệm với biến đổi khí hậu.

Mỗi người đều có vai trò của riêng mình.

Tại sao bạn không mua một chiếc ô tô điện mới?

Tại sao bạn không thay bếp ga bằng bếp điện?

Sao không tăng gấp đôi kính cho cửa sổ, ngừng ăn thịt và tắt đèn?

Việc đẩy trách nhiệm từ những nguồn khí thải carbon lớn nhất cho một người bình thường như bạn dễ hơn nhiều

so với việc thực sự giải quyết vấn đề.

Còn một lí do khác, việc ngăn chặn biến đổi khí hậu giúp bán hàng tốt.

Nếu bạn không đủ tiền hay thời gian cho những thứ này, bạn nên cảm thấy xấu hổ.

Nó là một thông điệp hiệu quả vì nó đúng.

Cách nhanh nhất để cắt giảm khí thải CO2 là khi tất cả người giàu trên Trái Đất thay đổi mạnh mẽ

lối sống của họ và người bình thường bỏ ý định cố gắng trở nên giàu có.

Ưu tiên khí hậu hơn sự thoải mái và giàu có của bản thân.

Bạn cũng trong số đó nếu bạn đang xem video này.

Nhưng ta vừa chứng kiến một thí nghiệm toàn cầu về việc ở nhà, không dùng phương tiện di chuyển

và tiêu thụ ít hơn trong đại dịch Covid-19 vừa rồi.

Và tất cả những gì nó làm được là giảm 7% lượng khí thải CO2 trong năm 2020.

Kêu gọi mọi người phòng chống biến đổi khí hậu sẽ thất bại khi ta nhìn vào

quy mô của vấn đề.

Những đóng góp cá nhân nhằm giảm thiểu khí thải nhà kính là tốt, nhưng nó không là gì cả

so với lượng khí thải toàn cầu.

Quan điểm về trách nhiệm cá nhân mỗi người trong chuyện này bắt nguồn từ một chiến dịch quảng cáo năm 2005

của công ty dầu khí BP.

Đây là một trong những lời tuyên truyền hiệu quả và nham hiểm nhất vì nó đánh lạc hướng

chúng ta khỏi tình hình thực tế.

Nếu bạn loại bỏ 100% lượng khí thải suốt cuộc đời còn lại, bạn sẽ tiết kiệm được

1 giây trong thời gian thải khí toàn cầu.

Ngay cả người giàu động lực nhất cũng không thay đổi được tí tẹo gì.

Khi ta kết hợp lại sự nguy hiểm của biến đổi khí hậu, lượng khí thải khổng lồ

và sự bất đồng quan điểm về giải pháp, thử thách này dường như quá bất khả thi.

Nó có thể gây suy giảm khả năng ra quyết định và tự sủng hoại, khiến bạn không cảm thấy tội lỗi

khi thực hiện những hành vi tồi tệ.

Chúng tôi rất đau đầu với việc này trong thời gian dài, đó là lí do video này tốn nhiều thời gian để làm đến vậy.

Vậy…

bạn có thể thật sự làm gì không?

Có rất nhiều ý kiến và chúng được thảo luận sôi nổi mỗi ngày.

Chúng tôi không biết ai đúng cả, chúng tôi chỉ có thể đề xuất với bạn một góc nhìn và quan điểm thật “Kurzgesagt”.

Quan Điểm: Bạn có thể THẬT SỰ làm những gì?

Chúng ta cần một cách suy nghĩ và nói chuyện khác về biến đổi khí hậu.

Một hệ thống tiếp cận toàn diện, thay đổi những gì cơ bản nhất của

các xã hội công nghiệp hiện đại.

Như đã bàn luận trong vài phút chán nản vừa qua, trách nhiệm cá nhân đang được đánh giá quá cao.

Để tạo sự khác biệt trong công nghệ, chính trị và kinh tế ở mức độ lớn như này,

ta cần tác động đến những người ở cấp trên.

Các chính trị gia nên biết và cảm nhận mạnh mẽ rằng người dân thật sự quan tâm, rằng thành công của họ

phụ thuộc vào việc giải quyết biến đổi khí hậu.

Khi chính quyền và chính trị gia địa phương lưỡng lự trong việc thay đổi các bộ luật ảnh hưởng đến

những người đóng thuế lớn nhất hoặc những nhà tài trợ chiến dịch, ta cần bỏ phiếu loại họ và bầu cho những người

tôn trọng khoa học.

Ta cần họ có trách nhiệm trong việc thực hiện những chiến lược hiệu quả nhất về biến đổi khí hậu.

Không được lãng phí thời gian với những thứ như cấm ống hút nhựa mà phải kéo những cần gạt lớn hơn:

Thức ăn, vận chuyển, năng lượng và cũng không được quên những thứ nhỏ nhặt như xi măng

và xây dựng.

Khi các ngành công nghiệp phản đối sự thay đổi vì sợ thua lỗ và muốn bảo vệ an toàn cho chính họ,

chúng ta cần các chính trị gia thay đổi bộ luật, khuyến khích triển khai các công nghệ hiện có

và đầu tư thật lớn vào những đổi mới trong các lĩnh vực mà ta chưa có sẵn

giải pháp tốt.

Không thể có chuyện nhu cầu cắt giảm khí thải carbon càng nhiều càng tốt lại không quan trọng

bằng lợi nhuận của các ngành công nghiệp.

Và nếu họ vẫn không chịu hợp tác, phải có những quy định và sự trừng phạt thích đáng

để bắt ép hoặc làm họ phá sản.

Vẫn rất phi thực tế khi nói sự thay đổi ở mức độ này có thể ảnh hưởng đến toàn thế giới đủ nhanh,

vì nhiều công nghệ carbon thấp vẫn cần rất nhiều thời gian để nghiên cứu - nói cách khác

nó sẽ rất đắt.

Nhưng sẽ có nhiều công ty hơn tạo ra những hệ thống hút khí carbon hiệu quả hơn, những món ăn hấp dẫn hơn

thay thế cho thịt, những loại pin tốt hơn, những giải pháp thay thế cho xi măng…nếu có một nhu cầu rõ ràng và đủ mạnh.

Và nếu bạn đủ giàu có, hãy mua những thứ này ngay bây giờ

khi chúng vẫn còn đắt.

Việc này sẽ tạo động lực khiến giá của chúng rẻ hơn sau này.

Đó là những gì bạn có thể làm được.

Bỏ phiếu khôn ngoan, xài tiền đúng đắn.

Rất nhiều ý kiến trái chiều, rất nhiều phạm vi còn mơ hồ và phức tạp.

Sau tất cả, nếu ta thật sự có được sự thay đổi lớn lao mà ta cần, mọi người đều sẽ không vui về

vài khía cạnh nào đó.

Chỉ khi ta chấp nhận rằng một vài giải pháp sẽ tác động tiêu cực đến ta thì ta mới có thể

trò chuyện một cách trung thực và tiến bộ được.

Mọi người đều sẽ không vui một chút.

Không sao cả.

Đây là giải pháp tốt nhất rồi.

Bạn có thể đối diện với sự thật này và thúc đẩy những sự ưu tiên của bạn thông qua hành vi

và hành động của bạn.

Và trong khi làm điều đó, bạn có thể ăn ít thịt hơn, bay ít hơn hoặc mua một chiếc ô tô điện.

Không phải vì bạn cảm thấy tội lỗi khi không mua hay vì bạn tin tưởng một cách ngây thơ rằng bạn

có thể ngăn chặn biến đổi khí hậu - mà vì bạn có thể đóng góp một phần nhỏ nhoi vào sự thay đổi lớn lao

mà chúng ta cần.

Video này được tài trợ bởi Gates Notes, một trang blog cá nhân của Bill Gates nơi ông viết về

sức khỏe toàn cầu, biến đổi khí hậu, và nhiều thứ khác.

Hãy ghé gatesnotes.com để tìm hiểu thêm về cách mọi người trên thế giới có thể cùng nhau

ngăn chặn hiệu ứng nhà kính, hoặc dùng đường link bên dưới.

Và với tinh thần minh bạch, nếu bạn muốn tìm hiểu cách chúng tôi giải quyết nguồn tài trợ như vừa rồi,

chúng tôi có một bài viết ngắn gọn miêu tả cách chúng tôi làm việc đó. Cảm ơn đã lắng nghe.