Chúng ta sẽ gặp phải hậu quả nếu chúng ta đưa Mặt Trời đến Trái Đất? | Kurzgesagt

🎁Amazon Prime 📖Kindle Unlimited 🎧Audible Plus 🎵Amazon Music Unlimited 🌿iHerb 💰Binance

Video

Bản trích

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta mang một phần tí hon của Mặt Trời tới Trái Đất?

Nói ngắn gọn: Bạn sẽ chết.

Dài dòng hơn: còn tùy vào phần nào của Mặt Trời.

Như hầu hết vật chất trong vũ trụ,

Mặt Trời của chúng ta không ở dạng rắn, lỏng, hay khí mà là plasma.

Plasma là khi vật trở nên nóng đến mức

hạt nhân và điện tử tách ra và di chuyển tự do,

tạo nên một hỗn hợp nhờn nhờn.

Vậy bạn có thể tưởng tượng Mặt Trời của chúng ta

như một khối chất nhờn khổng lồ cực kỳ nóng vậy.

Tiến vào càng sâu, chất nhờn càng đặc và kỳ lạ hơn.

Vậy ta hãy mang 3 mẫu vật cỡ ngôi nhà

đến phòng thí nghiệm trên Trái Đất,

và xem chuyện gì sẽ xảy ra nhé.

Mẫu đầu tiên:

Tầng sắc quyển

Tầng sắc quyển là lớp khí quyển của Mặt Trời,

một lớp khí loãng dày đến 5.000 km,

được phủ bởi một rừng cột plasma

có thể lớn gần bằng Trái Đất.

Ở đây khá là nóng, từ 6.000 đến 20.000 độ C,

nhưng nếu chiết xuất nó mang về Trái Đất,

nó sẽ không đáng công sức bỏ ra.

Trong khu vực lấy mẫu của chúng ta,

tầng sắc quyển loãng hơn không khí cả triệu lần,

nên so với áp suất khí quyển tại mặt biển,

nó cơ bản giống như mang chân không xuống Trái Đất.

Ngay khi mẫu vật của ta tới nơi,

nó sẽ ngay lập tức bị áp suất khí quyển Trái Đất đè nén

và bị nghiền nát.

Không khí sẽ tràn vào lấp phần chân không

và tiêu tốn năng lượng bằng

12 kg chất nổ TNT trong quá trình.

Điều này tạo một sóng xung kích áp cao

làm vỡ kiếng, thủng màng nhĩ, có thể cả vài nội tạng.

Nếu bạn đứng quá gần nó có thể gây chết người

nên nhớ giữ khoảng cách đấy.

Vào sâu hơn nào.

Mẫu thứ nhì:

Tầng quang quyển

Bên dưới tầng sắc quyển là bề mặt sáng chói của Mặt Trời:

Tầng quang quyển, nơi tạo ra ánh sáng chúng ta thấy.

Nó được phủ bởi một mạng lưới hàng triệu điểm nóng gọi là “tế bào hạt”,

mỗi tế bào lớn cỡ nước Mỹ

và nóng hơn 5.000 độ C.

Những tế bào hạt này là miệng của các cột đối lưu,

thổi khí mang nhiệt từ lõi Mặt Trời

lên bề mặt của nó.

Bên trong các cột này, xuống vài trăm kilomet

là nơi ta lấy mẫu vật thứ nhì.

Nó có áp suất gần bằng khí quyển của Trái Đất.

Tuy vẫn loãng hơn không khí nhiều,

nhiệt của nó chống đỡ giúp nó không bị đè nát.

Khối cầu của chúng ta giờ chứa gấp đôi năng lượng,

bằng khoảng 25 kg chất nổ TNT,

kỳ này ở dạng nhiệt.

Trong một khắc huy hoàng khối plasma này sẽ tỏa sáng

gấp hàng triệu lần ánh sáng Mặt Trời thấy từ Trái Đất,

đốt cháy phòng thí nghiệm của ta tức thì.

Nhưng vài mili giây sau đó sẽ chỉ còn những đám lửa này.

Khối plasma đã nguội thành khí vô hại

bốc lên từ đống tro tàn.

Nếu ta vào sâu nữa thì sao?

Mẫu thứ ba:

Vùng bức xạ

Ở đây plasma nóng khoảng 2 triệu độ C,

và bị nén dày đặc tới nỗi

nó tạo ra một dạng mê cung cho bản thân.

Năng lượng dưới dạng photon

cố gắng thoát ra,

nhưng phải trôi dạt hàng trăm ngàn năm

nảy vô tận từ hạt này đến hạt kia

cho đến khi nó tìm được đầu ra.

Mang vật chất từ đây về phòng thí nghiệm

được chuyên gia cho là “một ý tưởng rất tồi tệ”.

Ngay khi nó đến phòng thí nghiệm,

lượng áp suất khổng lồ giữ chặt khối plasma biến mất,

và khối plasma sẽ nổ với sức mạnh của vũ khí nhiệt hạch.

Phòng thí nghiệm của chúng ta cũng như thành phố bên ngoài

sẽ bị phá hủy trong chớp mắt.

Lạc quan là sẽ không có ô nhiễm phóng xạ nào cả.

Với phòng thí nghiệm tan tành,

ta có thể từ bỏ ảo tưởng nghiên cứu khoa học ngày hôm nay.

Nếu ta vào sâu, sâu hơn nữa thì sao?

Mẫu vật cuối:

Lõi

Ngay đây, tại 1% trọng tâm của ngôi sao,

ta có 1/3 khối lượng của Mặt Trời.

Vật chất ở đây bị nén bởi

khối lượng của cả ngôi sao trên nó.

Ở trung tâm của lõi,

nhiệt độ là 15 triệu độ C,

đủ nóng để tạo Helium bằng cách va đập Hydrogen với nhau,

cấp năng lượng cho Mặt Trời bằng phản ứng hợp hạch.

Trong hàng tỷ năm sau cái chết của Mặt Trời,

lõi này sẽ tồn tại dưới dạng một sao lùn trắng.

Nếu ta mang một mẫu của nó về Trái Đất,

nó sẽ gây rất nhiều phiền toái.

Vũ khí nguyên tử lớn nhất được kích nổ

có năng lượng bằng 40 megatons chất nổ TNT,

hay một khối vuông cỡ tòa Empire State.

Mẫu vật của chúng ta tương đương với

4.000 megatons.

Đó là bốn tỷ tấn TNT,

hay một khối vuông cao 1.3 km.

Để giúp bạn dễ hình dung,

đây là khối vuông đó trong Manhattan.

Khi khối cầu này đến Trái Đất,

vật thể siêu dày đặc này phồng ra tức thì

và tạo một vụ nổ với sức mạnh của

ừm… Mặt Trời.

Nếu ta nhận mẫu vật ở Paris vào buổi sáng,

cư dân ở London sẽ thấy gì đó giống bình minh thứ nhì,

nhưng là phiên bản càng lúc càng sáng, và càng lúc càng nóng hơn,

cho đến khi London cháy thành tro.

Trong bán kính khoảng 300 km quanh vụ nổ,

tất cả sẽ bị thiêu rụi.

Sóng xung kích sẽ lan vòng quanh Trái Đất nhiều lần.

Hầu hết công trình ở Trung Âu sẽ bị san phẳng,

màng nhĩ sẽ thủng và kiếng sẽ vỡ khắp lục địa.

Vụ nổ sẽ gây tận thế,

có thể kết thúc cả văn minh loài người.

Nếu loài người có sống sót,

ta có thể chắc chắn lượng bụi bay vào khí quyển sẽ tạo một kỷ bằng hà nho nhỏ.

Nên nếu có mặt khả quan nào,

đó là vụ nổ có thể là cách tốt để kiểm soát

thay đổi khí hậu từ con người trong vài thập kỷ.

Tuy điều đó rất là tốt,

tổng quan thì chúng tôi cho rằng

chúng ta không nên mang Mặt Trời đến Trái Đất.