Video
Bản trích
Điện từ luôn ở cùng chúng ta trong mọi lúc.
Nó làm cuộc sống của ta dễ dàng hơn,
an toàn hơn, vui nhộn hơn và phần lớn chúng ta không bao giờ nghĩ về nó.
Nhưng liệu có điều gì gọi là “quá nhiều điện” hay không?
Phải chăng thứ làm nền móng cho xã hội hiện đại
đang dần dần giết chết chúng ta?
Trước khi ta đi sâu hơn,
hãy cùng tìm hiểu xem điện là gì
và chúng ảnh hưởng đến ta thế nào.
Điện là sự di chuyển của điện tích.
Sự di chuyển này sinh ra điện trường lẫn từ trường
trải ra xuyên suốt không gian và mang theo năng lượng.
Chúng tôi gọi hiện tượng này là bức xạ điện từ.
Bức xạ là một từ làm cho mọi người cảm thấy rất lo lắng
nhưng “xạ” chỉ mang nghĩa là sự toả ra.
Như là khi lò sưởi trong nhà bạn toả ra nhiệt
ở dạng sóng tia hồng ngoại.
Các phần khác nhau của phổ điện từ
tương ứng với các kiểu bức xạ khác nhau
và có rất nhiều kiểu trong đó
là tuyệt đối vô hại.
Tuy vậy, vài kiểu trong số đó vẫn nguy hiểm
Những tia bức xạ với tần số cao
như tia cực tím, x-quang và tia gamma
đủ mạnh để xé electron ra khỏi nguyên tử của chúng
có thể gây ra bỏng và tổn hại cấu trúc gen.
Đây là điều mà nhiều người nghĩ tới khi nghe đến khái niệm bức xạ.
Phần còn lại của quang phổ bao gồm một phạm vi lớn những tia sóng với tần số thấp hơn
từ ánh sáng khả kiến, tia hồng ngoại
vi sóng cho đến sóng radio.
Đây là kiểu bức xạ được toả ra bởi đủ mọi “đồ chơi” của loài người
điện thoại di động, cổng Wi-Fi, đường dây cáp và đồ gia dụng.
Thể loại bức xạ này không phá vỡ phân tử trong cơ thể chúng ta.
Tuy nhiên, một số loại bức xạ có thể kích thích cơ bắp và dây thần kinh
và còn có thể làm lông trên cơ thể rung
đôi khi gây ra cảm giác ngứa ngáy trên ngưỡng nhất định.
Một số loại khác được dùng nấu bữa tối.
Vi sóng đẩy đi đẩy lại phân tử nước trong đồ ăn
làm cho nó nóng lên.
Điều này lúc nào cũng xảy ra với chúng ta
Ví dụ như:
cảm giác âm ấm bạn cảm thấy ở biển
chính là da bạn nóng lên từ việc tiếp xúc với tia hồng ngoại từ Mặt Trời.
Chúng ta luôn được bao quanh bởi những nguồn bức xạ điện từ tự nhiên và đại khái là an toàn
và luôn như thế.
Nhưng kể từ khi cách mạng công nghiệp nổ ra,
chúng ta đã thêm rất nhiều sóng điện từ vào môi trường của mình.
Câu hỏi: ‘‘Việc này có thực sự nguy hiểm không ?’’
được dư luận để ý khi một nghiên cứu năm 1979
liên hệ bệnh bạch cầu với việc sống gần đường dây điện.
Nghiên cứu này đã nhanh chóng mất uy tín.
Sự liên hệ ấy không thể giải thích
và không có liên kết trực tiếp nào từ nguyên nhân được xác nhận.
Nhưng từ khi ý tưởng này được đưa ra
nó in hằn vào xã hội,
và hàng nghìn nghiên cứu về những nguy hiểm có thế xảy ra
xem như rằng nó vẫn được coi là một mối đe doạ thực sự.
Có rất nhiều người khẳng định rằng mình nhạy cảm với những bức xạ
đến từ đồ gia dụng và điện thoại của chúng ta.
Họ báo cáo những triệu chứng như
đau đầu, buồn nôn, phản ứng ở da, cay mắt hoặc mệt mỏi.
Nhưng đấy chỉ là những điều được báo cáo thường ngày.
Một số nghiên cứu đã tìm được kết quả đáng lo hơn rất nhiều.
Như là mối quan hệ giữa một bên của não
mà người dùng để nghe điện thoại
và sự xuất hiện của khối u trong não.
Câu hỏi mà khoa học đang cố gắng trả lời
không phải về hiệu ứng xấu của bức xạ
ví dụ như chúng ta biết rằng tia X-quang lập tức gây tổn hại đến ADN trong tế bào
nhưng điều tương tự lại không xảy ra với sóng radio.
Câu hỏi thiên về hơn là
có phải thể loại bức xạ điện từ yếu
chúng ta đang liên tục được bao quanh
có hại về lâu dài
là kết quả của một số cơ chế ta chưa hiểu rõ không?
Trả lời câu hỏi này khó khăn hơn chúng tôi tưởng rất nhiều
Có hàng nghìn nguồn thông tin
thông báo và tuyên bố dưới hàng đống tổ chức khác nhau.
Nên chúng tôi đã đọc rất nhiều cho video này
bạn có thể xem nghiên cứu của chúng tôi bên dưới.
Chúng tôi tìm ra rằng: cuộc tranh luận này
là một ví dụ tốt về cách khoa học nên được truyền đạt
và cả cách không nên.
Có nghiên cứu, được trích dẫn nhiều, đã lan truyền sự hoảng loạn về bức xạ điện từ
đang rất gây tranh cãi.
Ví dụ như,
một chuỗi các nghiên cứu về số người gặp các vấn đề liên quan tới sóng điện từ
dựa vào những bài khảo sát và tự báo cáo.
Ví dụ như
hỏi bệnh nhân u não rằng họ nghĩ mình đã dụng điện thoại bao nhiêu trong vài năm gần đây.
Vấn đề ở đây: Con người không đáng tin cậy.
Ta thường nhớ nhầm các thứ hoặc dễ bị ảnh hưởng bởi yếu tố bên ngoài.
Hơn nữa,
các nghiên cứu hoặc báo cáo truyền thông này có thể
đã chọn lựa ra những phát hiện phù hợp nhất với quan điểm của họ
hoặc làm ra một tiêu đề cực kì cuốn hút
Ví dụ như, một cuộc nghiên cứu tìm kiếm ung thư trên 2 loại chuột (rats và mice) do sóng điện thoại gây ra.
Kết quả dường như là chúng có liên hệ với nhau.
Nhưng, vì một vài lý do, ung thư chỉ có trên con đực của một loại chuột (rats)
Và, không có trên loại chuột còn lại (mice).
Nhưng nó đã được báo cáo như thể nghiên cứu này đã chứng minh
rằng sóng điện thoại gây nên ung thư.
Thật không may, đây là trường hợp nghiên cứu với cả kết quả tích cực và tiêu cực về vấn đề này.
Ở khía cạnh khác
WHO đã chính thức phân loại các trường tần số vô tuyến
có thể gây ung thư.
Nhưng điều này thực sự có ý nghĩa gì
liệu đó có phải có ý là chúng có thể gây ung thư không,
nhưng chúng tôi không thể chứng minh điều đó và chúng tôi sẽ để mắt tới.
Nên là, chúng ta hãy cùng xem rộng ra một chút,
đại cục của hoàn cảnh này là gì?
Trên tất cả,
không có bằng chứng nhất quán trong nghiên cứu của con người
rằng bức xạ điện từ dưới giới hạn tiếp xúc gây ra các vấn đề sức khỏe.
Có một số liên hệ thống kê
nhưng chúng chủ yếu là yếu và không nhất quán.
Nếu có bất kỳ mối quan hệ nguyên nhân rõ ràng nào
chúng ta sẽ biết ngay bây giờ bởi tất cả dữ liệu chúng ta có.
Vì vậy, dựa trên thực trạng khoa học hiện nay,
bạn có nên lo lắng về bức xạ từ máy tính xách tay, hoặc điện thoại di động hoặc TV không?
Câu trả lời là KHÔNG.
Bạn không nên lo đâu.
Nhưng còn về những người nói bức xạ điện từ làm hại họ thì sao?
Nghiên cứu cho thấy họ có thể đang bị Hiệu ứng Nocebo.
Nếu bạn bị đau đầu và bắt đầu cảm thấy tốt hơn ngay khi tắt máy tính xách tay,
bạn có thể thấy một mối liên kết giữa hai điều đó.
Một khi bạn có sự nghi ngờ này,
việc tự nghĩ rằng bức xạ yếu có thể gây hại cho bạn
có thể chính là điều thật sự gây hại cho bạn.
Thật dễ dàng để coi thường những người này;
hầu hết trong số họ cảm thấy họ không được coi trọng,
càng làm cho tình hình thậm chí còn tồi tệ hơn đối với họ.
Họ nên được hỗ trợ.
Nhưng, điều quan trọng là phải nhận ra rằng, cho đến nay,
chúng ta không có bằng chứng mạnh mẽ nào
cho thấy điện dưới giới hạn an toàn có ảnh hưởng tiêu cực đến con người.
Trong nền kinh tế chú ý (Attention economy) chúng ta đang sống,
nói về những nguy hiểm chưa được chứng minh
có thể khiến chúng ta bỏ bê những thứ mà chúng ta biết chắc chắn là xấu cho chúng ta.
Ví dụ
Ô nhiễm không khí ngoài trời có liên quan đến 4.2 triệu ca tử vong sớm mỗi năm,
và đó chắc chắn là thứ mà tác động lên chúng ta hàng ngày.
Tuy nhiên, để làm cho mọi người cảm thấy an toàn, và chỉ để đảm bảo,
có một số nghiên cứu dài hạn đang diễn ra.
Ví dụ
nghiên cứu Cosmos sẽ xem xét các tác động sức khỏe có thể có của việc sử dụng điện thoại di động
bằng cách đo chính xác tần số và thời lượng của các cuộc gọi điện thoại.
Nhưng trong khi chúng tôi chờ kết luận của những nghiên cứu dài hạn này,
có rất nhiều vấn đề cấp bách để tập trung vào.