Nghịch lý Fermi - Tất cả người ngoài hành tinh ở đâu ? (1/2) | Kurzgesagt

🎁Amazon Prime 📖Kindle Unlimited 🎧Audible Plus 🎵Amazon Music Unlimited 🌿iHerb 💰Binance

Video

Bản trích

Liệu chúng ta có phải là dạng sự sống duy nhất trong vũ trụ này không?

Đường kính của vũ trụ ta quan sát được là khoảng 90 tỷ năm ánh sáng.

Và có ít nhất 1 tỷ dải thiên hà

Mỗi trong số đó có từ 100 tỷ đến 1 000 tỷ ngôi sao

Gần đây, chúng ta biết được rằng số lượng các hành tinh cũng nhiều như thế

Và cũng chắc có khoảng nghìn tỷ hành tinh có thể cư trú được trong vũ trụ này

Có nghĩa là vũ trụ này phải có rất nhiều cơ hội xảy ra để sự sống hình thành và tồn tại chứ nhỉ?

Vậy thì ở đâu?

Đáng lý ra là vũ trụ phải đông đúng «người» lái tàu bay qua bay lại chứ?

Thôi hãy xem lại nguồn gốc sự việc đã.

Cho dù nếu các dải thiên hà ngoài kia có tồn tại các nền văn minh khác,

thì cũng sẽ không có cách nào để tìm hiểu về họ cả.

Đơn giản là vì, những thứ ở ngoài khu vực thiên hà lân cận này,

mà chúng ta gọi là “Nhóm Địa Phương” thì đều vô cùng xa,

do sự giãn nở của vũ trụ đang diễn ra.

Cứ cho là chúng ta có một con tàu không gian cực nhanh

thì nó cũng sẽ mất cả hơn tỷ năm để đến các khu vực thiên hà khác,

bay qua những vùng trống không của vũ trụ và không có chỗ nghỉ chân.

Vậy nên, chỉ nên bàn luận về dải Ngân Hà.

Ngân Hà là dải thiên hà mà chúng ta đang sống,

là nơi tập trung của hơn 4 trăm tỷ ngôi sao.

Đó là một số lượng lớn, nhiều gấp 10 ngàn lần số hạt cát trên Trái Đất này.

Có khoảng 20 tỷ ngôi sao giống mặt trời trong dải Ngân Hà

và ước tính khoảng một phần năm trong số đó có hành tinh kích cỡ giống Trái Đất nằm trong vùng cư trú được,

đó là vùng có các điều kiện khả năng cho sự sống tồn tại.

Cứ cho là chỉ có 0,1% trong số hành tinh của vùng này là ở được, thì tính ra sẽ có 1 triệu hành tinh có sự sống trong dải Ngân Hà.

Chưa hết, còn nữa.

Dải Ngân Hà của chúng ta có niên đại 13 tỷ năm. Vào thời kỳ đầu, đây chẳng phải nơi yên bình cho bạn ở

bởi vì có rất nhiều vụ nổ xảy ra, nhưng sau 1 đến 2 tỷ năm, những hành tinh cư trú được đầu tiên được hình thành.

Trái Đất mới chỉ có niên đại 4 tỷ năm, nên chắc phải từng có hơn nghìn tỷ cơ hội cho sự sống hình thành

trên những hành tinh khác trong quá khứ.

Nếu mỗi trong số đó phát triển được công nghệ du hành vũ trụ và nền văn minh hiện đại thì chúng ta đã phải tìm ra.

Các nền văn minh đó sẽ trông như thế nào?

Có 3 loại.

Nền văn minh Loại I có khả năng dùng tất cả mọi dạng năng lượng có mặt trên hành tinh đó.

Trên thang điểm 1 là trọn vẹn, thì chúng ta mới chỉ ở mức 0,73

và trong vòng khoảng vài trăn năm nữa chúng ta sẽ đạt Loại I.

Loại II là loại văn minh có thể khác thác toàn bộ năng lượng của ngôi sao chủ.

Cái này phải cần đến nền công nghệ nghe như viễn tưởng, nhưng thực ra lại khả thi.

Ý tưởng như siêu kiến trúc của ông Dyson, “Dyson sphere” bao bọc lại Mặt Trời là điều khá thuyết phục.

Loại III là nền văn minh đã có thể khai thác được mọi dạng năng lượng và làm chủ được cả dải ngân hệ

một chủng tộc ngoại hành tinh như thần. «Ta sẽ dùng mọi thủ đoạn để tồn tại!»

Nhưng sao ta lại đi ngồi đợi đến khi ta thấy được một kiểu nền văn minh khác làm gì?

Nếu ta phát triển được hàng loạt thế hệ các tàu không gian đem đi «đô thị hóa» từng hành tinh mỗi một ngàn năm

chúng ta sẽ đô hộ được hết toàn bộ dải ngân hệ trong vòng 2 triệu năm.

Đúng là một thời gian dài, nhưng nên nhớ, dải Ngân Hà cực kỳ khổng lồ.

Vậy nên, nếu ta phải mất cả triệu năm để đô hộ cả dải ngân hệ

với số lượng kinh khủng như thế thì cũng phải có khoảng triệu hành tinh có sự sống trong dải Ngân Hà

và nhưng dạng sự sống đó, ắt đã tồn tại và có nhiều thời gian hơn loài người chúng ta có

vậy người ngoài hành tinh đâu rồi?

Đó gọi là Nghịch Lý Fermi, và chưa có ai trả lời được câu này

Nhưng chúng ta có một vài manh mối.

Hãy nói về một thứ gọi là «sàng lọc».

Một cái sàng biểu thị cho một ranh giới của một sự việc gây khó khăn cho sự sống.

Những cái «sàng» này có rất nhiều loại và đáng sợ.

Một: Các cuộc Đại Sàng mà chúng ta đã vượt qua được.

Là việc tạo ra dạng sinh vật sống phưc tạp, nghe có thể dễ trên sách vở.

Nhưng thực ra nó khó hơn chúng ta nghĩ. Một tiến trình nào đó đã làm cho sự sống bắt đầu

và những điều kiện yêu cầu vô cùng phức tạp.

Có thể trong quá khứ vũ trụ vô cùng khắc nghiệt, và đã cản trở các hành tinh khác không kịp tạo nên sự sống

Điều đó có thể nói lên rằng, chúng ta vô cùng đặc biệt may mắn để trở thành một trong những nền văn minh của vũ trụ.

Hai: Các cuộc Đại Sàng đang chờ chúng ta ở phía trước.

[Chiến tranh hạt nhân] Cái này chắn sẽ vô cùng tệ hại.

Có thể dạng sự sống của chúng ta có mặt ở mọi nơi trong vũ trụ, nhưng bị phá hủy khi nền văn minh phát triển đến một sự kiện nào đó mà chúng ta chưa gặp phải.

Ví dụ như trong tương lai ta có được một nền công nghệ tuyệt vời, nhưng khi kích hoạt nó, nó nổ tung cả hành tinh.

Lời nói cuối cùng của một nền văn minh tối tân chắc có thể là…

“Cái máy này sẽ giải quyết được mọi vấn đề của nhân loại sau khi tôi nhấn cái nút này.”

Nếu đều này là đúng, thì chúng ta đang tiến gần hơn đến cái kết hơn là cái khởi đầu của nhân loại.

Hay có thể là một chủng tộc ngoại hành tinh cổ Loại III đang giám sát cái vũ trụ này

và đến khi một nền văn minh nào đó vừa phát triển đến mức hiện đại, họ sẽ cho tiễn vong, ngay tức khắc.

Hay là có những điều đáng sợ ngoài kia mà tốt hơn hết chúng ta không nên cố tìm hiểu.

Không thể đoán trước được.

Ý tưởng cuối cùng:có thể chúng ta đơn độc.

Ngay lúc này, chúng ta không hề có bằng chứng nào cho việc có sự sống ngoài kia.

Không có chứng cứ nào hết. Vũ trụ hoàn toàn trống không và chết chóc.

Chả có ai gửi tín hiệu cho loài người, không có ai trả lời tính hiệu ta đã gửi đi.

Chúng ta có thể hoàn toàn đơn độc, trên hành tinh đầy bùn đất và lạc lẽo trong vũ trụ này.

Nghe có làm bạn sợ không? Nếu có thì là điều hiển nhiên

Nếu chúng ta để hành tinh này chết, không chừng nó sẽ là hành tinh cuối cùng có sự sống trong vũ trụ này. Nó mà mất, sẽ là mãi mãi.

Nếu đó là thật, thì chúng cần phải mạo hiển tới những vì sao, trở thành nền văn minh Loại III đầu tiên

để giữ lửa nhiệt huyết cho sự sống tiếp tục tồn tại và lan tỏa nó cho nơi khác đến khi vũ trụ trút hơi thở cuối cùng

và tan biến vào cõi hư vô.

Thật là lãng phí khi thưởng thức cái đẹp hùng vỹ của vũ trụ một mình.

Video được tạo ra thành công nhờ sự giúp đỡ của các bạn. Mỗi video của chúng tôi mất ít nhất 200 giờ để hoàn thành

và xin cảm ơn sự đóng góp cộng tác từ các nhà hảo tâm giúp chúng tôi từng bước có thể tạo thêm nhiều video hơn nữa.

Nếu bạn muốn đóng góp ủng hộ hay muốn mua vài thứ từ chúng tôi, xin ghé qua trang Patreon.