An toàn và lấy làm tiếc - Khủng bố và giám sát hàng loạt | Kurzgesagt

🎁Amazon Prime 📖Kindle Unlimited 🎧Audible Plus 🎵Amazon Music Unlimited 🌿iHerb 💰Binance

Video

Bản trích

Khủng bố rất đáng sợ, đặc biệt khi nó xảy ra gần chúng ta

và không phải ở một nơi nào đó khác.

Không ai thích phải sợ hãi, và chúng ta đều muốn đuổi nổi sợ đi.

Vậy nên ta yêu cầu nhiều an ninh hơn.

Thập kỉ trước, nó càng ngày càng bình thường

khi quyền tự do dân chủ bị xói mòn và cơ quan chính quyền theo dõi người dân,

để thu thập và lưu trữ thông tin cá nhân của họ.

Bất kể bạn là người bên nào của các chính sách đi nữa,

nó đều ảnh hưởng lên mỗi người chúng ta.

Vậy nên ta phải xem lại các dữ liệu và tự hỏi thành thật,

“Phải chăng những thứ này thật sự giúp chúng ta an toàn hơn?”

Sau vụ ngày 9/11, Chính phủ Hoa Kì kết luận

luật pháp không theo kịp với công nghệ.

Nó tạo nên Chương trình Giám sát Khủng bố

với ban đầu để chặn liên lạc có liên quan đến al-Qaeda.

Các quan chứng tin rằng nếu chương trình tồn tại trước 9/11,

các tên khủng bố có thể đã bị chặn.

Nhưng các quyền lực mới sớm được dùng để chứng minh phạm tội bằng các liên kết.

FBI dùng hồ sơ nhập cư để xác định

người Ả Rập và Hồi Giáo ở Hoa Kì.

Trên cơ sở này, 80 000 cá nhân đã được yêu cầu đăng kí,

8 000 người đã được gọi để FBI phỏng vấn,

và hơn 5 000 đã bị giam giữ để phòng ngừa.

Không một tên khủng bố nào đã bị thấy trong cái gọi là

chiến dịch tích cực nhất của quốc gia trong việc điều tra hồ sơ các dân tộc

kể từ Thế chiến II.

Không tin được là nó lại phổ biến từ khi các cơ quan chính phủ

thu thập và lưu trữ thông tin cá nhân của người dân

đã thực hiện đơn giản bằng cách rò rỉ tài liệu Snowden vào năm 2013

Nó cho thấy làm thế nào NSA có thể yêu cầu thông tin

về người sử dụng từ các công ti như Microsoft hay Google

cho thêm vài việc thu thập dữ liệu hàng ngày của người dân qua mạng xã hội

như là nội dung email và danh sách liên lạc.

Vậy nên, thay vì tập trung vào tội phạm,

chính phủ đang ngày càng đổi hướng tập trung vào mọi người.

Nhưng nếu bạn đang kiếm cây kim trong đám cỏ khô,

thêm vào đó cỏ khô sẽ chẳng làm việc kiếm cây kim dễ dàng hơn.

Ngược lại, mỗi thành công gần đây của NSA

đã đến từ việc giám sát mục tiêu một cách cổ điển.

Cho dù hi vọng cao, chương trình giám sát của NSA

chẳng ngăn chặn được vụ khủng bố chính nào.

Như ví dụ, một trong những kẻ đánh bom tại vụ chạy Marathon ở Boston là mục tiêu của FBI.

Vậy nên cái chúng ta cần không phải là các dữ liệu ngẫu nhiên,

mà là hiểu và sử dụng thông tin mà chúng ta có được.

Cơ quan gián điệp cũng đẩy mạnh việc làm tê liệt mã hóa.

Vào đầu 2016, FBI hỏi Apple để làm một chương trình backdoor

vô hiệu hóa mật khẩu chiếc iPhone của một tên khủng bố.

Apple công khai từ chối, không chỉ vì nó có thể dùng vĩnh viễn

làm yếu đi quyền riêng tư của việc tuân thủ luật pháp của công dân toàn thế giới,

mà còn sợ để mở cổng đê cho yêu cầu truy cập của chính phủ

vào công nghệ được sử dụng bởi hàng tỉ người,

và nỗi sợ được chia sẻ bởi các nhà an ninh và mã hóa chuyên nghiệp.

Vài tuần sau đó, FBI tiết lộ rằng họ đã hack thành công chiếc điện thoại,

cho dù cơ bản đã thú nhận việc lừa dối công chúng về chương trình backdoor,

đó là những câu hỏi thật đáng tin cậy của cơ quan theo dõi

trong cuộc tranh luận về riêng tư và an ninh,

đặc biệt đắn đo với NSA, như ví dụ, đã có thể

bật máy thu âm của iPhone hoặc bật camera máy tính

mà không làm người dùng để ý.

Mối quan tâm này thường gặp các lập luận,

“Nếu không có gì để giấu, không có gì phải sợ.”

Nhưng lập luận này chỉ tạo ra sự áp bức, khó chịu.

Muốn giữ những quyền riêng tư cá nhân

không có nghĩa là người đó đang làm việc xấu.

Ngay lúc này, ta đang sống dân chủ.

Nhưng hãy tưởng tượng bất lợi mà người xấu có thể làm với dữ liệu của ta

và cách truy cập vào thiết bị một cách dễ dàng.

Luật chống khủng bố cho phép chính quyền điều tra và trừng phạt

những tội không liên quan đến khủng bố một cách nghiêm khắc hơn.

Nếu chung cấp cho những người thực thi pháp luật một công cụ mạnh mẽ, họ sẽ dùng nó.

Vì vậy việc giám sát dân chủ mới quan trọng:

cho dù những luật đó không dùng chống lại ta hôm nay,

nó vẫn có thể là ngày mai.

Ví dụ, vụ tấn công Paris tháng 11 năm 2015,

Pháp mở rộng luật chống khủng bố

bằng cách cho quyền lực thực thi lớn hơn để đột kích nhà ở,

và giam cầm họ trong đó.

Trong vài tuần, bằng chứng cho thấy quyền lực đó đang được dùng

cho các mục đích ngoài ý muốn, như đàn áp cuộc biểu tình biến đổi khí hậu.

Chính phủ Tây Ban Nha, Hungary và Ba Lan

ban hành luật nghiêm ngặt hơn với quyền tự do tụ tập và phát biểu.

Tự do ngôn luận và báo chí ở Thổ Nhĩ Kỳ

đã bị xói mòn nghiêm trọng trong vài năm qua

với những người bị tống giam vì chỉ trích chính phủ.

Những thứ đấy không giúp chúng ta chống khủng bố tí nào cả.

Những động lực đằng sau có thể tốt, thậm chí cao quý,

nhưng nếu chúng ta làm chính phủ được bầu giới hạn quyền tự do cá nhân,

thì bọn khủng bố đang thắng.

Nghiêm trọng hơn, nếu không cẩn thận,

ta đang di chuyển về phía có một nhà nước giám sát mọi người.

Dữ liệu khá chuẩn xác: sự xói mòn các quyền lợi, kèm theo sự giám sát nghiêm ngặt,

không dẫn đến các thành công đã đặt ra,

mà còn thay đổi tính tự nhiên của xã hội của người dân.

Khủng bố là một vấn đề rắc rối…

…mà không có giải pháp đơn giản.

Không có thiết bị an ninh nào ngăn ngừa được vài người

tự chế tạo bomb trong chính căn hộ của họ.

Chúng ta nên giữ nguyên tắc tương xứng trong tâm trí.

Tạo nên chìa khóa để truy cập điện thoại hàng triệu người

không giống với việc dò tìm từng ngôi nhà.

Tại hầu hết các quốc gia, luật pháp đã cho phép một loạt hành động

bao gồm giám sát các mục tiêu.

Để phát huy lợi thế tiềm năng hiện có này,

chúng ta cần sự hợp tác quốc tế tốt hơn

và an ninh hiệu quả hơn, chính sách ngoại quốc,

ứng dụng tốt hơn luật pháp hiện nay thay vì mới và nghiêm ngặt hơn

mà làm suy yếu quyền tự do.

Hãy để chúng ta không, vì sợ hãi, tiêu diệt những gì chúng ta tự hào nhất:

dân chủ và quyền lợi cơ bản của tự do.

Video này được làm nhờ sự hỗ trợ trên trang Patreon.com

và trang European Liberties Platform, http://www.liberties.eu.

Phụ đề Việt dịch bởi: Lưu Minh Long, PTNK L'1518.

Phụ đề được thực hiện bởi cộng đồng Amara.org