Chiến tranh đã kết thúc? - Một nghịch lý được giải thích. | Kurzgesagt

🎁Amazon Prime 📖Kindle Unlimited 🎧Audible Plus 🎵Amazon Music Unlimited 🌿iHerb 💰Binance

Video

Bản trích

Bạo lực

và chiến tranh.

Sự cuồng bạo của ISIS vẫn đang tiếp diễn,

người Nga xâm lược Ukraine

và sự xung đột không ngừng giữa

những người Palestine và Israel.

Nếu bạn cảm thấy một viễn cảnh tăm tối

thì

đừng nên.

Vì khi nhìn vào những con số sau đây

chiên tranh dường như

không còn như trước đây,

mặc dù dân số thế giới

hiện ở mức cao nhất.

Có thể nói rằng chúng ta

đang sống trong thời kỳ

yên ổn nhất trong lịch sử.

Sao điều đó có thể xảy ra ?

(nhạc nền)

Tính đến tháng 9 - 2014,

đã diễn ra 4 cuộc xung đột

trên thế giới làm ít nhất

10,000 người thiệt mạng từ tháng 1 - 2013.

có 9 cuộc xung đột khiến hơn

1,000 người thiệt mạng

và 13 cuộc xung đột khác

làm hơn 100 người thiệt mạng từ tháng 1- 2013

Có vẻ không yên ổn lắm

nhưng hãy để ý:

trong tất cả những xung đột đang diễn ra

không có cái nào là chiến tranh giữa những quốc gia.

Chỉ bao gồm nội chiến

hoặc xung đột nội bộ.

Mặc dù nội chiến rất tồi tệ

gây ra nhiều mất mát tang thương,

nhưng tác động của nó thường nhỏ hơn nhiều

so với chiến tranh giữa những quốc gia hoặc liên minh.

Khi 2 đất nước gây chiến với nhau,

cần huy động những lực lượng lớn hơn,

và sử dụng tất cả những nguồn lực

hậu cần,

và hầu hết dân số.

Vậy tại sao chúng ta lại chuyển từ

chiến tranh giữa các quốc gia

sang nội chiến hay xung đột nhỏ.

Hầu hết là do ảnh hưởng của

chủ nghĩa thực dân và chiến tranh lạnh.

Khi chiến tranh lạnh kết thúc, những động lực chính

cho những xung đột vũ trang không còn nữa.

Nhưng sự sụp đổ của

những chế độ cộng sản độc tài

đã dấy lên những căng thẳng

dẫn đến xung đột mới

tại những quốc gia hiện đã độc lập

và tạo ra nội chiến.

Quan trọng hơn là,

vào năm 1945,

gần như toàn bộ Châu Phi, nhiều nước Châu Á,

và một số phần của Nam Mỹ

đang dưới ách đô hộ của đế quốc.

Đến năm 1990,

hầu hết đã giành được độc lập (ngoài một số đảo nhỏ).

Nhưng hãy chờ đã.

Có phải bạn đang tự hỏi

những gì mà các tập đoàn đa quốc gia

đang làm ở (các nước thuộc) thế giới thứ 3

cũng tồi tệ như chủ nghĩa đế quốc?

Hãy nhìn qua Congo,

nó đã bị chiếm làm thuộc địa vào năm 1885

bởi Quốc vương Bỉ (Belgium).

Một khu vực lớn hơn Bỉ 80 lần về diện tích.

Bạo lực đã được dùng để chống lại

những người Congo bản địa

và sự bóc lột không ngừng nghỉ

về mặt kinh tế

đã làm phân nửa dân số thiệt mạng

tính đến năm 1908.

Khoảng 10 triệu người Congo đã bị xử tử

hoặc bị bỏ đói đến chết.

Và hàng triệu người khác bị hành hạ, đánh đập.

Bóc lột kinh tế Congo

vẫn là ưu tiên hàng đầu

và lao động khổ sai không ngừng nghỉ

đến khi Bỉ kết thúc thống trị nước này

vào năm 1960.

Không lâu lắm tính tới hiện tại.

Cho nên, không.

Chủ nghĩa đế quốc tồi tệ hơn nhiều

so với chủ nghĩa tư bản hiện nay

và nó vừa kết thúc cách đây 2 thập kỷ.

Hầu hết các xung đột

đang diễn ra hiện nay

xảy ra ở những vùng đất mà 60 năm trước

phải chịu sự thống trị của nước ngoài.

Nhưng mọi chuyện đang diễn tiến theo chiều hướng tốt.

Tính đến năm 1989,

chiến thắng cho một bên trong nội chiến

là chuyện thường

trong khi hiện nay, chiến thắng có vẻ hiếm hơn.

Cùng với mốc thời gian nêu trên,

kết thúc chiến tranh bằng đàm phán tăng từ 10%

đến 40%.

Phần còn lại của thế giới thì sao?

Tại sao các quốc gia

không còn gây chiến lẫn nhau?

Có 4 lý do chính:

Một.

Dân chủ hóa.

Đó là quá trình diễn tiến đều đặn

từ chính thể chuyên chế sang dân chủ.

Những chính thể dân chủ rất ít khi gây chiến với nhau.

Trong tất cả các cuộc chiến tranh giữa các quốc gia

xảy ra từ năm 1900, chỉ có một phần nhỏ

là chiến tranh giữa những chỉnh thể dân chủ.

Hai.

Toàn cầu hóa.

Chiến tranh không chỉ để đạt được

những thắng lợi kinh tế như trước đây.

Hiện nay, thường là rẻ hơn

khi mua tài nguyên tại thị trường quốc tế

so với cướp lấy tài nguyên bằng vũ lực.

Những con người tại những quốc gia khác

có giá trị hơn với chúng ta khi họ sống.

Đó là những khái niệm rất mới.

Ba.

Chiến tranh hiện nay đã lỗi thời.

Trước Đại chiến thứ nhất, chiến tranh được xem như

là một phần tất yếu của con người

và là một công cụ hữu hiệu được dùng để

đạt được mục đích khi

không thể giải quyết bằng chính trị.

Hiện nay, chúng ta có những quy định

nhằm giảm thiểu những cuộc xâm lược bât hợp pháp

chỉ được triển khai lực lượng để tự vệ

hoặc có sự cho phép của

Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc.

Những luật lệ trên vẫn thường bị vi phạm

nhưng những vi phạm đó có thể vấp phải

sự đối lập hoặc phản đối.

Ngoài ra, chúng ta còn có tòa án đa quốc gia

dành cho tội ác chiến tranh đặt tại Hague

và đó là một ý tưởng gần đây.

Bốn.

Đường biên giới hầu hết đã cố định.

Sau Đại chiến II,

chiến tranh giành đất đai hầu hết đã không còn

khi hầu hết những quốc gia đã cam kết đồng ý

biên giới quốc tế

và tôn trọng quyền tự chủ của mỗi quốc gia.

Tất cả những điều này là diễn tiến bất thường

hay chúng ta đang đi tới mục tiêu hòa bình vĩnh viễn ?

Thật sự thì

chúng ta chưa biết.

Chúng ta cần một số diễn tiến để

thoát khỏi quy luật của lịch sử, đó là

có từ một đến hai cuộc chiến lớn trong 1 thế kỷ.

Khoảng thời gian từ Đại chiến II

đến nay chưa đủ lớn để đảm bảo rằng

chiến tranh sẽ không quay lại.

Nếu chúng ta không có cuộc chiến lớn nào

trong 75 năm tới

chúng ta có thể tự tin rằng

nhân loại đang thay đổi.

Như bạn thấy, chiến tranh có thể kết thúc.

Đúng là có nhiều cuộc chiến

đang xảy ra ở nhiều nơi nhưng tổng thể,

mọi nhứ đang dần tốt hơn.

Và chúng ta có thể làm nó tốt hơn

bằng việc đứng lên cho hòa bình và dân chủ.

Phụ đề được thực hiện bởi cộng đồng Amara.org