Hệ Mặt Trời - ngôi nhà của chúng ta trong không gian. | Kurzgesagt

🎁Amazon Prime 📖Kindle Unlimited 🎧Audible Plus 🎵Amazon Music Unlimited 🌿iHerb 💰Binance

Video

Bản trích

Hệ mặt trời. Ngôi nhà của chúng ta trong không gian.

Chúng ta sống ở khu vực an toàn trong dải Ngân Hà.

Ngôi nhà của chúng ta là hệ mặt trời,

rằng đã hình thành cách đây 4.5 tỉ năm, quay quanh trung tâm thiên hà với tốc độ 200000 km/h

và hoàn thành một vòng chu kì mất 250 triệu năm.

Ngôi sao của chúng ta tên là Mặt Trời, nằm ở trung tâm của Hệ Mặt Trời.

Tám hành tinh quay xung quanh nó, cùng với hàng nghìn tỉ thiên thạch và sao chổi;

cùng với một vài hành tinh lùn.

Tám hành tinh. Được chia thành 4 hành tinh đất đá như của chúng ta:

Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất và Sao Hỏa,

và 4 hành tinh khí khổng lồ: Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương.

Sao Thủy là hành tinh nhỏ nhất và có trọng lượng nhỏ nhất trong số tất cả các hành tinh.

Một năm trên Sao Thủy ngắn hơn một ngày trên Sao Thủy,

dẫn đến sự thay đổi lớn trong nhiệt độ.

Sao Thủy không có khí quyển hay vệ tinh.

Sao Kim là một trong những vật thể sáng nhất trong Hệ Mặt Trời

và là hành tinh nóng nhất,

với áp suất không khí cao hơn Trái Đất 92 lần

Với việc mất kiểm soát hiệu ứng nhà kính

nhiệt độ Sao Kim không bao giờ dưới 437 °C.

Sao Kim cũng không có mặt trăng.

Trái Đất là ngôi nhà của chúng ta

và là hành tinh duy nhất có nhiệt độ vừa phải cho phép nước tồn tại đủ nhiều ở dạng lỏng.

Hơn nữa, nó là hành tinh duy nhất được biết đến là có sự sống.

Trái Đất có một Mặt Trăng.

Sao Hỏa là hành tinh nhỏ thứ nhì trong Hệ Mặt Trời

Lực hấp dẫn của nó chỉ đủ để tạo một bầu khí quyển rất mỏng

Olympus Mons là ngọn núi lớn nhất trong Hệ Mặt Trời,

Cao hơn ba lần so với Núi Everest.

Sao Hỏa có hai mặt trăng nhỏ.

Sao Mộc là hành tinh lớn nhất và có trọng lượng nặng nhất trong Hệ Mặt Trời.

Nó chứa một lượng lớn khí Hidro và Heli

và đây là nơi diễn ra những cơn bão lớn và mạnh nhất chúng ta từng biết.

Cơn bão mạnh nhất của sao mộc là Vết Đỏ Lớn có độ lớn gấp 3 lần Trái Đất.

Sao mộc có 67 mặt trăng.

Sao Thổ là hành tinh lớn thứ hai và có mật độ nhỏ nhất trong tất cả các hành tinh.

Nếu bạn có một cái bồn tắm chứa nước đủ lớn, Sao Thổ có thể nổi trên đó.

Sao Thổ còn được biết đến bởi hệ thống vành đai trải dài xung quanh có thể thấy được.

Nó có tới 62 mặt trăng.

Sao Thiên Vương là hành tinh lớn thứ ba và cũng là hành tinh lạnh nhất.

Trong tất cả những hành tinh khí khổng lồ, nó là nhỏ nhất.

Điều đặc biệt về sao Thiên Vương là trục quay của nó

nghiêng sang một bên ngược với bảy hành tinh còn lại.

Nó có 27 mặt trăng.

Sao Hải Vương là hành tinh cuối cùng trong hệ Mặt Trời và nó giống với Sao Thiên Vương.

Nó quá xa hệ mặt trời đến nổi một năm trên sao Hải Vương dài bằng 164 năm trên Trái Đất.

Tốc độ gió mạnh nhất đo được trên Sao Hải Vương là một cơn bão lớn

với sức gió trên dưới 2100 km/h

Sao Hải Vương có 14 mặt trăng.

Nếu chúng ta so sánh kích cỡ của các hành tinh

sự khác biệt giữa chúng trở nên rõ ràng hơn.

Sao Mộc dẫn đầu về kích thước và khối lượng.

Mặt khác, Sao Thủy

thậm chí nhỏ hơn một trong những mặt trăng của Sao Mộc là Ganymede.

Sao Thổ lớn đến mức một mình nó bằng khoảng 70% khối lượng của tất cả những hành tinh khác gộp lại

và tạo nên một tương tác hấp dẫn lớn lên những vùng xung quanh nó.

Đó là một điều tốt cho Trái Đất,

bởi Sao Mộc thu hút hầu hết những tiểu hành tinh có thể tiêu diệt sự sống trên Trái Đất.

Nhưng Sao Mộc lại quá bé nhỏ nếu so sánh với ngôi sao của chúng ta: Mặt Trời.

Gọi nó là to lớn thật không có nghĩa lí gì nếu so với Mặt Trời.

Bởi vì Mặt Trời chiếm tới 99,86% khối lượng của cả Hệ Mặt Trời

Phần lớn Mặt Trời gồm khí hidro và heli.

Chỉ có ít hơn 2% là những nguyên tố nặng, như oxi và sắt.

Ở lõi, Mặt Trời thiêu đốt 620 triệu tấn hidro mỗi giây

và tạo ra đủ năng lượng cần thiết cho loài người trong nhiều năm.

Nhưng không chỉ có 8 hành tinh quay xung quanh Mặt Trời.

Hàng nghìn tỷ tiểu hành tinh và sao chổi cũng quay xung quanh nó.

Phần lớn chúng tập trung ở hai vành đai:

Vành đai tiểu hành tinh nằm giữa Sao Hỏa và Sao Mộc

và vành đai Kuiper ở rìa Hệ Mặt Trời.

Những vành đai này là ngôi nhà cho vô số những vật thể, một số có thể chỉ hạt bụi

những cái khác có thể lớn bằng hành tinh lùn.

Vật thể được biết nhiều nhất ở vành đai tiểu hành tinh là Ceres

còn ở vành đai Kuiper là Pluto, Makemake và Haumea.

Chúng ta thường miêu tả vành đai tiểu hành tinh như

một bộ sưu tập dày đặc của những thành phần liên tục dễ va chạm phải.

Nhưng thực tế, những tiểu hành tinh được phân bố trên toàn khu vực

ở những khoảng cách xa đến mức khó để thấy hai tiểu hành tinh cùng lúc.

Mặc dù có hàng tỷ vật thể trong nó,

nhưng những vành đai tiểu hành tinh gần như là nơi trống rỗng.

Và dù sao, có nhiều vụ va chạm lặp đi lặp lại.

Khối lượng của cả hai vành đai cũng không thực sự đáng kể

Vành đai Tiểu hành tinh có khối lượng nhỏ hơn 4% khối lượng của Mặt trăng của chúng ta

và vành đai Kuiper chỉ nặng bằng khoảng 4% đến 10% khối lượng của Trái Đất.

Sẽ có một ngày, Hệ Mặt Trời sẽ không còn nữa

Mặt Trời sẽ chết, và Sao Thủy, Sao Kim và có lẽ trái đất cũng sẽ bị hủy diệt.

Trong 500 triệu năm, nó sẽ trở nên nóng hơn và nóng hơn cho đến một thời điểm

nó sẽ làm tan chảy lớp vỏ Trái Đất.

Sau đó, Mặt Trời sẽ ngày càng lớn và hoặc là nuốt chửng trái đất

hoặc là ít nhất là biến Trái Đất thành một biển dung nham.

Khi Mặt Trời đã đốt hết tất cả các nhiên liệu của nó và bị mất hầu hết khối lượng

nó sẽ co lại thành một sao lùn trắng và đốt nhẹ nhàng trong vài tỷ năm nữa.

trước khi nó biến mất khỏi hoàn toàn.

Và rồi, cuối cùng sự sống trong Hệ Mặt Trời sẽ không còn.

Dải Ngân Hà thậm chí còn không hay biết gì cả

Một phần nhỏ trong một cánh tay xoắn của Dải Ngân Hà sẽ chỉ tối hơn một chút.

Nhân loại sẽ bị diệt vong hoặc phải rời Hệ Mặt Trời để tìm kiếm ngôi nhà mới.

Phụ đề của cộng đồng Amara.org Việt hóa bởi Monsterian.