Làm thế nào vi khuẩn thống trị cơ thể bạn - Hệ vi sinh vật vi khuẩn | Kurzgesagt

🎁Amazon Prime 📖Kindle Unlimited 🎧Audible Plus 🎵Amazon Music Unlimited 🌿iHerb 💰Binance

Video

Bản trích

Vi khuẩn có ở khắp mọi nơi,

trên mặt điện thoại,

trong chai nước,

trên đôi tay trước khi bạn rửa,

trên đôi tay SAU khi bạn rửa,

và nói nôm na là khắp mọi nơi trên cơ thể bạn.

Vi khuẩn có mặt ở khắp mọi lúc mọi nơi, và ta chẳng thể làm gì được với chúng

Vì thế cho nên hàng triệu năm trước, loài người chúng ta đã thỏa thuận với chúng,

chúng ta sẽ cho chúng nơi cư ngụ và nguồn thức ăn,

và đổi lại chúng làm việc cho chúng ta

Nhưng chúng ta càng nghiên cứu về mối quan hệ này, ta lại càng thấy nó giống một cuộc chiến tranh lạnh hơn

Trong tử cung của người mẹ, em bé được phát triển một cách vô trùng

Khi em bé được sinh ra và được đưa qua đường dẫn sinh,

hàng tỉ vi trùng từ người mẹ bám vào từng bộ phận của em bé

Đây là một khâu thiết yếu cho sức khỏe con người

Trẻ em được đẻ mổ có tỉ lệ mắc các bệnh như hen suyễn,

các bệnh tự miễn, hay thậm chí bạch cầu cao hơn.

Vì thế cơ thể con người chẳng những cho phép vi sinh vật xâm nhập, mà trái lại, nó còn hoan nghênh điều đó

Qua hàng triệu năm, chúng ta đã cùng nhau phát triển để làm những gì tốt nhất cho mối quan hệ này.

Sữa mẹ là một ví dụ,

nó có chứa những loại đường đặc biệt kích thích sự phát triển của một nhóm vi khuẩn nhất định,

đóng vai trò như mồi nhử các loại khác,

và còn giúp điều hòa hệ miễn dịch.

Phải mất hai năm để hình thành một quần thể vi khuẩn khỏe mạnh

Mỗi người đều có một hệ vi sinh vật độc nhất của riêng mình, tạo thành từ vi trùng,

vi rút, nấm, và các loài sinh vật khác.

Chúng ta có ba kiểu khách khứa, cả trong và ngoài cơ thể:

Thứ nhất:

Những vị khách im hơi lặng tiếng làm công việc của riêng mình, và được ta lặng lẽ làm ngơ

Ở trong ta, chúng lấp đầy khoảng trống và giữ cho những kẻ xâm nhập hung hăng được kiểm soát

Thứ hai:

Những vị khách muốn làm hại chúng ta,

Nhưng chúng ta học cách sông chung với chúng.

Ví dụ, vi khuẩn tạo ra axit để phá hủy hàm răng của chúng ta,

nếu chúng ta không chải răng thường xuyên.

Chúng muốn chiếm đóng càng nhiều vị trí càng tốt

và ta thì không muốn điều đó.

Nhưng chúng ta chẳng thể loại bỏ hoàn toàn chúng cả

Thứ ba:

Những anh bạn mà cơ thể chúng ta luôn muốn họ ở bên

đa phần là một quần xã gồm 380.000 tỉ vi khuẩn,

từ gần 5.000 loài khác nhau, sống trong ruột của ta

Những vi khuẩn đường ruột này giúp ta tiêu hóa thức ăn,

và cho ta thêm năng lượng từ những thứ mà ta vốn không tiêu hóa nổi

Không may, đường ruột lại là điểm lí tưởng cho những kẻ xâm nhập

thế nên nó được bảo vệ bởi môt đội quân thiện chiến:

hệ miễn dịch của chúng ta

Để có thể sống sót ở đây, hệ vi sinh vật và ta phải cùng nhau phát triển

để có thể giao tiếp được với cơ thể.

Điều quan trọng nhất là phải yêu cầu hệ thống miễn dịch đừng tiêu diệt chúng

Song, chúng cũng có động cơ để giúp đường ruột ta khỏe mạnh,

thế nên một vài con tiết ra những chất truyền tin

giúp rèn luyện hệ miễn dịch,

và một vài con khác thì kích thích tế bào đường ruột tái tạo lại nhanh hơn

Nhưng trong vài năm trở lại đây,

có bằng chứng cho rằng tác động của hệ vi sinh đường ruột

còn to lớn hơn nhiều.

Nó thậm chi rất có thể còn nói chuyên được với bộ não của chúng ra

Chúng ta đã thấy một vài thứ rất kì lạ,

90% lượng serotonin của cơ thể

một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng

được tạo ra từ đường ruột.

Nhiều nhà khoa học cho rằng hệ vi khuẩn làm điều này

để liên lạc tới dây thần kinh phế vị -

đường truyền thông tin tốc độ cao của hệ thần kinh

Ví dụ khác như vi khuẩn kích thích hệ miễn dịch đường ruột,

để chúng gửi tín hiệu báo động tới não bộ

Tại đây, chúng kích thích tế bào miễn dịch giúp não bộ phục hồi những thương tổn

Vì não bộ quyết định thứ ta ăn

nên vi khuẩn mong muốn một bộ não khỏe mạnh

Một ngành khoa học mới được mở ra

và chúng ta mới chỉ hiểu biết sơ sài

về cách những hệ thống phức tạp trong cơ thể tương tác ra sao

Nhưng chúng ta đã bắt đầu thấy những tác động to lớn

của vi sinh vật đối với chúng ta và hành vi của chúng ta

Ví dụ như trầm cảm chẳng hạn,

Những chú chuột khỏe mạnh được cho ăn vi khuẩn từ đường ruột của người phiền muộn

cũng bắt đầu biểu hiện những hành vi lo lắng

và những dấu hiệu như trầm cảm

Vào đầu năm 2017, một cuộc nghiên cứu chỉ ra sự liên quan giữa vi khuẩn với trí thông minh

bằng cách đối chiếu mẫu vi khuẩn của trẻ mới sinh,

với trẻ đã có nhận thức và ngôn ngữ tốt hơn

Hơn nữa, vi khuẩn còn tác động tới đời sống hàng ngày của chúng ta

Thử nghiệm với ruồi giấm chỉ ra rằng

vi khuẩn của ruồi ảnh hưởng tới loại thức ăn mà nó thèm

Điều này có nghĩa là vi khuẩn có khả năng điều khiển não bộ của bạn

loại thực phẩm mà bạn nên ăn

Tuy nhiên, đây chẳng phải quan hệ một chiều

Vi khuẩn của chúng ta thì sinh ra từ vi khuẩn mẹ

nhưng cách nó phát triển và biến đổi, lại được quyết định bởi thứ ta ăn

Những sinh vật trong đường ruột được nuôi bởi những thứ khác nhau

vài loài thì thích chất xơ và rau xanh

loài khác thích thích bột đường

và một vài thì thích chất béo và bơ

Đường ruột của chúng ta giống như một khu vườn mà ta luôn quyết định xem

cây nào sẽ phát triển và trổ bông

Nếu chúng ta ăn uống lành mạnh, chúng ta sẽ nuôi dưỡng vi khuẩn thích đồ lành mạnh

Nếu chúng ta ăn nhiều đồ ăn nhanh, ta sẽ cho những vi khuẩn thích đồ ăn nhanh sinh sôi

Cuộc sống chẳng dễ dàng gì, và vì thế chúng ta có thể lao vào một vòng luẩn quẩn tệ bạc

Ta có một khoảng thời gian đầy áp lực, ăn hàng tá nào là humberger, khoai chiên và pizza

Điều này quả là tuyệt vời cho vi khuẩn ưa đồ ăn nhanh

chúng sinh sôi nảy nở và chiếm chỗ của vi khuẩn ưa rau xanh

Thậm chi còn tệ hơn, chúng gửi tín hiệu tới não bộ để tiếp nối cho hành động của nó

và thế là giờ ta muốn thêm nhiều đồ ăn nhanh hơn nữa

Có càng nhiều vi khuẩn ưa đồ ăn nhanh,

ta lại càng thèm đồ ăn nhanh, và cứ thế

Cái vòng tròn luẩn quẩn này

có thể là nguyên nhân lớn dẫn tới béo phì

Nhưng, điều quan trọng cần phải nhấn mạnh là bạn có thể ngăn chặn quá trình này

và thay đổi hoàn toàn nó, bằng cách ăn uống một cách lành mạnh và nuôi dưỡng thêm những vi khuẩn có ích

Ngoài việc tăng cân, vi khuẩn của chúng ta còn liên quan tới nhiều chứng bệnh nghiêm trọng khác như:

tự kỉ, tâm thần phân liệt hay ung thư

Một trong những triệu chứng đầu tiên của bệnh Parkinson chính là vấn đề về ruột

Nếu cơ thể đã kiệt quệ vì bọn vi khuẩn có hại

thường thì chỉ có một cách giải quyết thôi

Bạn sẽ mang một đội quân lợi khuẩn tới

Cũng dễ làm thôi

Đơn giản là chuyển một chút “chất thải” có lợi vào người mình ( ͡° ͜ʖ ͡°)

Chúng ta thực hiện bằng cách, đúng nghĩa là chuyển phân của người khỏe mạnh

vào ruột mình mà thôi

Biện pháp này đã được sử dụng để chữa tiêu chảy

gây ra bởi vi khuẩn gây viêm đại tràng giả mạc chiếm đóng hệ vi khuẩn đường ruột

Nhưng chúng ra chưa biết rõ về những tác động phức tạp ở phương pháp này

Ví dụ, ca cấy ghép từ người hiến tặng bị béo phì đã chữa một người phụ nữ bệnh tiêu chảy

nhưng đồng thời cũng tặng kèm cho cô ấy bệnh béo phì

Điều này lại cần đến những cách thức khác và những nghiên cứu để đảo ngược tác dụng phụ

Cấy ghép phân từ người gầy sang người béo phì

cho họ thêm những vi khuẩn đa dạng

và làm cho họ bớt nhạy cảm với insulin.

Cả hai điều trên cũng xảy ra với người đang giảm cân

Chúng ta cần làm nhiều nghiên cứu nữa, để thực sự hiểu

cách mà vi khuẩn làm chúng ta khỏe mạnh hay ốm đau

Nhưng dù ta có thích hay không

Chúng ta vẫn luôn cần vi khuẩn, và chúng cũng cần chúng ta

Chúng sẽ chẳng bao giờ có được cơ thể chỉ của chính mình

Nhưng chúng ta đã có một đồng minh đầy quyền lực

Nếu chúng ta giữ được sự hòa hợp