3 Lý do tại sao năng lượng hạt nhân là tồi tệ! | Kurzgesagt

🎁Amazon Prime 📖Kindle Unlimited 🎧Audible Plus 🎵Amazon Music Unlimited 🌿iHerb 💰Binance

Video

Bản trích

Ba lý do tại sao chúng ta nên ngừng sử dụng năng lượng hạt nhân.

Một: phổ biến vũ khí hạt nhân.

Công nghệ hạt nhân đã khiến bạo lực lan tràn ở mức độ toàn thế giới:

chỉ một năm sau cuộc thử nghiệm nổ hạt nhân đầu tiên vào năm 1944,

hai thành phố lớn đã bị phá hủy bởi chỉ hai quả bom.

Sau đó, công nghệ lò phản ứng chậm rãi phát triển

như một phương cách để tạo ra điện,

nhưng nó lại luôn luôn được kết nối mật thiết với công nghệ vũ khí hạt nhân.

Gần như không thể phát triển vũ khí hạt nhân

mà không được tiếp cận với công nghệ lò phản ứng.

Trong thực tế, các Hiệp ước không phổ biến hạt nhân nhằm mục đích

truyền bá công nghệ lò phản ứng hạt nhân mà không phân tán vũ khí hạt nhân

chỉ thành công hạn chế.

Trong 40 năm, năm quốc gia có phát triển vũ khí của riêng mình

nhờ công nghệ lò phản ứng.

Vấn đề ở đây là rất khó phân biệt

sự chuyển dạng thành chương trình vũ khí hạt nhân từ việc sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình.

Trong những năm 1970, các cường quốc hạt nhân lớn vui vẻ bán công nghệ

với các nước nhỏ hơn, sau đó phát triển vũ khí của riêng mình.

Con đường đến vũ khí hạt nhân chết người luôn luôn bắt đầu từ các lò phản ứng trông có vẻ ôn hòa.

Hai: chất thải hạt nhân và ô nhiễm.

Nhiên liệu hạt nhân đã sử dụng không chỉ phát phóng xạ mà còn chứa

nguyên tố hóa học vô cùng độc hại như plutonium.

Để làm giảm độ độc hại của nó cần hơn vài chục ngàn năm.

Và cũng có một quá trình được gọi là tái chế, có nghĩa là

chiết xuất plutonium từ nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.

Nó có thể được sử dụng cho hai mục đích:

để chế tạo vũ khí hạt nhân hoặc để sử dụng nó như là nhiên liệu mới.

Nhưng hầu như nó khó có thể được sử dụng làm nhiên liệu, vì chúng ta không có

đúng loại lò phản ứng cho việc đó.

Một milligram sẽ giết bạn; một vài kg làm cho một quả bom nguyên tử; và ngay cả

một đất nước kín tiếng như Đức cũng phải có hàng tấn

bởi vì tái chế có vẻ là một ý tưởng hay trong nhiều thập kỷ trước.

Và tất cả các chất thải sẽ đi đâu?

Sau khi bị cấm đổ vào đại dương , chúng ta đã cố gắng chôn vùi nó-

nhưng chúng ta không thể tìm thấy một nơi đủ an toàn

cho hàng chục ngàn năm.

Hơn 30 quốc gia với gần 400 lò phản ứng,

quản lí vài trăm ngàn tấn chất thải hạt nhân

và hiện tại chỉ có một nước duy nhất nghiêm túc về việc

lưu trữ vĩnh viễn chất thải: Phần Lan bé nhỏ.

Ba: tai nạn và thiên tai.

Hơn 60 năm sử dụng năng lượng hạt nhân, đã có bảy tai nạn lớn

trong các lò phản ứng hoặc các cơ sở kinh doanh với chất thải hạt nhân.

Ba trong số chúng đã được cách li tốt nhưng bốn vụ lại phát ra đáng kể

lượng phóng xạ vào môi trường.

Năm 1957, 1987, và 2011, các vùng lớn ở Nga, Ukraine, và Nhật Bản

đã trở thành không thích hợp cho con người cư trú trong nhiều thập kỷ tới.

Số người tử vong vẫn còn là tranh cãi, nhưng có lẽ phải tới hàng ngàn.

Những thảm họa đã xảy ra với hạt nhân lò phản ứng rất khác nhau,

ở các nước khác nhau, và cách nhau cả thập kỉ.

Nhìn vào những con số, chúng ta có thể cũng tự hỏi mình,

“10% nguồn cung cấp năng lượng của thế giới

có đáng giá một thảm họa tàn phá mỗi 30 năm?

Liệu 30% sẽ đáng giá một Fukushima hay Chernobyl

ở đâu đó trên Trái đất mỗi 10 năm?

Khu vực nào bị ô nhiễm nữa thì chúng ta mới nói ‘không’?

Đâu là ranh giới?

Vì vậy, chúng ta có nên sử dụng năng lượng hạt nhân?

Những rủi ro có thể lớn hơn lợi ích, và có lẽ chúng ta nên

ngừng nhìn vào hướng này và ngừng dùng công nghệ này.

Nếu bạn muốn nghe phía bên kia của câu chuyện

hoặc một giới thiệu ngắn về năng lượng hạt nhân, hãy bấm vào đây.